Cụ thể 12 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2015-2020

Trong Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, Ban chỉ đạo chương trình đã chỉ ra các phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo 2016-2020 với 12 nhiệm vụ trọng tâm.

Với mục tiêu phấn đấu 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện cụ thể như sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để nhân ra diện rộng.

2. Cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã (giao thông, điện, nước sạch, trường học các cấp, trạm y tế xã , nhà văn hóa và khu thể thao thôn), nhất là đối với những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn.

3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn:

Tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở mỗi địa phương gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện phương châm “Mỗi làng một sản phẩm” gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư;

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất bao gồm cả nông nghiệp công nghệ cao;

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

4. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn:

Tổ chức triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động;

Nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa của người dân nông thôn;

Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc...

5. Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, kiến thức phân loại, xử lý rác cho từng hộ gia đình;

Tập trung xử lý vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi. Khắc phục ô nhiễm ở các làng nghề, áp dụng công nghệ xử lý tiến bộ và các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện từng địa phương để xử lý hiệu quả rác thải, nước thải. Làm đẹp cảnh quan các công trình công cộng. Đồng thời có cơ chế, chính sách để tạo nguồn lực cho giải quyết các vấn đề môi trường nông thôn;

Từng bước đưa các cơ sở chăn nuôi lớn và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn vào khu tập trung để kiểm soát việc xử lý môi trường, hạn chế ô nhiễm;

Phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu (Trong đó, nội dung chủ yếu hướng vào xử lý môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp ở từng hộ và cộng đồng dân cư).

6. Nâng cao chất lượng an ninh, trật tự an toàn xã hội nông thôn.

Tập trung xử lý các điểm nóng về trật tự xã hội nông thôn; đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

7. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã, huyện đã được công nhận đạt chuẩn. Coi trọng các nội dung tổ chức sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển ngành nghề, nâng năng lực sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an ninh trật tự ngày càng tốt hơn để nông thôn mới phát triển bền vững.

8. Hoàn thiện cơ chế, chính sách:

Trước hết là điều chỉnh bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện đặc thù của các vùng; ban hành tiêu chí huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù cho các xã khó khăn (khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, biên giới, hải đảo, vùng bãi ngang ven biển, Đồng bằng sông Cửu Long); chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách môi trường nông thôn.

Tiếp tục triển khai “Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới” có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương trong giai đoạn 2016-2020.

9. Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho Chương trình:

Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các xã bãi ngang ven biển và hải đảo có tỷ lệ hộ nghèo cao, trong đó ưu tiên nhiều hơn cho các xã dưới 5 tiêu chí;

Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các tỉnh, thành phố phải chủ động dành một phần nguồn lực từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới;

Có cơ chế phù hợp để huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách: PPP, tín dụng, phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ quốc tế, vận động đóng góp từ người dân (nhưng tuyệt đối tránh việc huy động quá mức hoặc xây dựng cơ bản không có nguồn lực đảm bảo dẫn đến đọng nợ, không có khả năng thanh toán).

Chú trọng đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường;

10. Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới:

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông cho các tổ chức quốc tế hiểu rõ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy hợp tác phát triển.

Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực của các nước và tổ chức quốc tế khác cho thực hiện Chương trình.

11. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho các tập thể làm tốt, các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả cho Chương trình.

12. Điều hành, quản lý Chương trình:

Kiện toàn Ban Chỉ đạo; xây dựng bộ máy giúp việc các cấp theo hướng chuyên nghiệp;

Phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong phân bổ, khai thác, lồng ghép các nguồn lực (hỗ trợ từ Trung ương) trong xây dựng chính sách địa phương và tổ chức thực hiện;

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo các cấp đối với thực hiện ở cấp dưới để đảm bảo sự phát triển đúng hướng và có hiệu quả của Chương trình./.

H.Thanh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !