Củ sen, loại thực phẩm dân dã nhiều tác dụng đến không ngờ

Củ sen là một nguồn vitamin C tuyệt vời. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin C mà củ sen có lợi cho sức khỏe làn da thông qua một số cơ chế khác nhau.

Củ sen là một loại thân củ ăn được thường được dùng trong ẩm thực châu Á. Củ sen có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, giúp tăng cường sức khỏe của não bộ, hệ tiêu hóa và tim mạch.

Củ sen là phần thân củ dài của cây sen hồng (Nelumbo nucifera), thuộc họ Sen (Nelumbonaceae). Các bộ phận của cây sen (hoa, lá, hạt, tâm, đài, củ) đều được sử dụng phổ biến trong y học và ẩm thực của các nước châu Á.

Củ sen hình ống bị chôn vùi trong bùn lầy, yếm khí (thiếu oxy) trầm tích. Nó có các lỗ hình bầu dục để lấy oxy và có thể nổi trong nước. Hình dạng hình ống của củ được sử dụng để dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột. Nhìn bên ngoài củ sen nhẵn, có màu vàng nâu; khi gọt bỏ vỏ, bên trong củ có màu trắng và thịt giòn ngọt mát.

{keywords}
Củ sen, loại thực phẩm dân dã nhiều tác dụng đến không ngờ

Củ sen mọc thành từng đoạn, tương tự như các khúc của xúc xích và có thể dài tới hơn 1 mét.

Củ sen ngọt nhẹ được ví như hạt dẻ nước với hương vị hấp dẫn và kết cấu tương tự như khoai tây. Củ sen cũng có độ giòn hấp dẫn khi được nấu chín, vì vậy củ sen có ứng dụng trong nấu ăn rất đa dạng như xào, luộc, hấp, chiên giòn, hầm canh.

Loại thực phẩm này cũng được sử dụng để làm tinh bột củ sen, hoặc thái lát được sấy khô để làm thuốc trong y học cổ truyền (liên ngẫu).

Củ sen là thực phẩm có dinh dưỡng đa dạng, 100g củ sen tươi chứa khoảng 75 calo; 17g carbohydrate; 2,6 protein; 0,1g lipid; 5g chất xơ; các yếu tố vi lượng vitamin C, Kali, riboflavin, vitamin B6, đồng, mangan, thiamine, phospho, sắt, magie, calci, folate, axit pantothenic, niacin, kẽm và selen.

Khi nấu món củ sen, chúng ta có rất nhiều cách chuẩn bị. Có thể luộc củ bằng cách cho các lát vào đun với nước trong khoảng 25 phút. Có thể sấy giòn trong lò và có thể xào cùng với gừng, tỏi và hành lá.

{keywords}
TS Lương y Phùng Tuấn Giang 

Một trong những cách chế biến củ sen truyền thống và cơ bản nhất là xào rau củ. Đơn giản chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng và và xào nhanh ở nhiệt độ trung bình trong 2 - 4 phút. Củ sen có một kết cấu giòn tuyệt vời, kết hợp tốt với các loại rau củ như cà rốt và măng tây trong món canh dưỡng sinh. Ngoài ra, củ sen cũng có thể được xào với các loại thịt, nõn tôm.

Các tác dụng của củ sen đối với sức khỏe

Củ sen được biết đến không chỉ là một loại thực phẩm mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, một số tác dụng của củ sen phải kể đến như:

·      Giúp da tươi sáng

Củ sen là một nguồn vitamin C tuyệt vời. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin C mà củ sen có lợi cho sức khỏe làn da thông qua một số cơ chế khác nhau.

Da được cung cấp vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, bảo vệ da chống lại các tổn thương do các gốc tự do và tia cực tím gây ra, đồng thời giúp đảo ngược các dấu hiệu lão hóa.

Vitamin C cũng giúp làm giảm các dấu hiệu tăng sắc tố, như các mảng sẫm màu (nám) và sự đổi màu của da.

·      Tăng cường sức khỏe não bộ

Củ sen được coi là thực phẩm chứa nhiều nguyên tố vi lượng đồng. Đồng không chỉ giúp thúc đẩy mức năng lượng, củng cố xương và hỗ trợ quá trình trao đổi chất mà còn giúp tăng cường sức khỏe não bộ bằng cách kích hoạt chức năng của các đường dẫn thần kinh.

Nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu hụt đồng có thể liên quan đến sự khởi đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Để giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức, sử dụng củ sen sẽ kích thích hoạt động trí óc.

Ngoài ra, một lượng lớn các hợp chất polyphenolic trong củ sen giúp cải thiện chức năng thần kinh bằng cách kích thích sản xuất các yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não trong các tế bào thần kinh đệm, loại tế bào phong phú nhất trong hệ thần kinh trung ương.

·      Hỗ trợ tăng năng lượng

Sử dụng củ sen làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Sắt hỗ trợ năng lượng liên tục bằng cách cho phép oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi bị thiếu sắt, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung. Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng lượng oxy trong tế bào và cơ bắp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

·      Hỗ trợ tiêu hóa và quản lý cân nặng

Củ sen cung cấp một lượng chất xơ. Do đó, củ sen hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm các vấn đề tiêu hóa như táo bón. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa chỉ ra rằng ngoài việc giảm táo bón, tiêu thụ chất xơ giúp giảm cảm giác đói, do đó giảm tổng năng lượng ăn vào và ngăn ngừa tăng cân.

·      Cải thiện sức khỏe tim mạch

Củ sen rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng có mối liên hệ nghịch giữa việc ăn thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan với huyết áp và mức cholesterol.

Củ sen cũng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Kali chịu trách nhiệm đảm bảo nhịp tim khỏe mạnh. Những người có lượng kali thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt là bị đột quỵ. Điều này là do kali, kết hợp với các khoáng chất như magie và calci, ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng trong tế bào. Qua đó, nó giúp giảm mức huyết áp và các vấn đề tim mạch như tim đập nhanh, lưu thông kém và hẹp động mạch.

·      Tăng cường miễn dịch

Vì củ sen là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, có tác dụng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, vitamin C góp phần bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau.

Vitamin C hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hoạt động thu gom chất oxy hóa và thúc đẩy tiêu diệt vi sinh vật. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng hơn.

·      Sử dụng trong y học cổ truyền

Cây sen có ở các nước châu Á từ khoảng 2.000 năm trước. Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thực phẩm và thuốc trong y học cổ truyền.

Củ sen (liên ngẫu) có vị ngọt sáp, tính bình, hơi đắng và không độc; quy các kinh can, phế, vị. Củ sen được sử dụng trong y học cổ truyền để tăng cường lưu thông khí huyết, chỉ huyết, tiêu huyết ứ.

Củ sen cũng được sử dụng để điều trị các bệnh thấp nhiệt tích tụ. Trong y học cổ truyền, viêm là do nhiệt, vì vậy việc thanh nhiệt có lợi ích chống viêm.

Chủ trị các bệnh lao phổi, ho ra máu (khái huyết), nôn ra máu (thổ huyết), trĩ xuất huyết, tiểu tiện ra máu (tiện huyết), chảy máu cam (nục huyết), polyp mũi…

Củ sen là loại thực phẩm có đa dạng các vitamin và khoáng chất, đặc biệt chứa lượng lớn vitamin C, vitamin B, đồng, giàu chất xơ và ít calo. Củ sen thường được sử dụng trong các món ăn và y học cổ truyền phương Đông. Củ sen góp phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do da, não bộ, tim mạch, tiêu hóa, miễn dịch giúp chúng ta tăng cường sức khỏe, tăng năng lượng và kiểm soát cân nặng.

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang

Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !