Cụ bà 99 tuổi, nặng 38 kg, chưa tiêm vắc xin vượt qua Covid-19 ngoạn mục

Phải nằm cáng vào viện cấp cứu sau 21 ngày điều trị tích cực, cụ bà 99 tuổi nặng 38 kg chưa tiêm vắc xin đã vượt qua Covid-19 một cách ngoạn mục. Ra viện, cụ chỉ cần các con dìu ra xe để về nhà.

Đó là trường hợp bệnh nhân (BN) Nguyễn Thị Hồng (99 tuổi, tại TT Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) vừa được các y bác sĩ BV Đống Đa cứu sống.

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Mạnh Cường (cháu trai bệnh nhân Hồng) cho biết, cách đây hơn 20 ngày bà sốt cao. Xung quanh nhà có trường hợp F0 nên gia đình đã mua test nhanh về tự xét nghiệm.

“Kết quả bà em dương tính. Sau đó, một ngày em cũng sốt. Cả nhà quyết định test hết thì thêm em cũng dương. Gia đình ngay lập tức báo y tế phường nhưng được hướng dẫn để hôm sau.

{keywords}
Bệnh nhân Hồng lúc được đưa vào viện cấp cứu. 

Sốt ruột bà tuổi cao có bệnh nền (từng điều trị lao phổi) nên gia đình quyết định gọi 115 đưa đến viện. Em cũng là F0 nên theo bà vào vừa điều trị vừa hỗ trợ y bác sĩ chăm bà luôn”, anh Cường cho biết.

Theo anh Cường khi vào viện, anh đã cắt được sốt, hàng ngày được bác sĩ thăm khám và đưa thuốc điều trị. “Biểu hiện của em nhẹ hơn bà. Có lẽ do còn trẻ nên em chỉ sốt cao một ngày, sau đó cắt sốt. Những ngày đầu có thêm biểu hiện hoa mắt, nhức mắt và chóng mặt. Chỉ lo cho bà thôi. Vì bà yếu quá, không ăn uống, người mê man. Cứ ngỡ bà không thể qua khỏi”, anh Cường thông tin.

Rất may, sau một ngày ra viện, anh Cường cho biết hiện sức khoẻ của bà ổn định. Bà đã tự xúc ăn, dẫu vẫn phải dìu nhưng bà đã đi lại được, tự đi vệ sinh…

Nói về trường hợp bệnh nhân này, BS Hà Huy Tình, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Đống Đa cho biết, theo lời người nhà bệnh nhân ngày 14/12  bà có biểu hiện ho, đau rát họng kèm sốt. Gia đình thực hiện test nhanh cho bà kết quả dương tính. Sau đó, Cường cháu của bà cũng dương.

Ngày 15/12, bệnh nhân được cháu trai theo xe cấp cứu 115 đưa vào viện trong tình trạng – người mệt mỏi, cơ thể suy kiệt, gầy yếu sẵn với số cân nặng chỉ vỏn vẹn 38kg.

Bệnh nhân hơi khó thở nhẹ, mệt mỏi không ăn uống được kèm ho, đau họng, lúc sốt lúc không. Bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Dù đã được điều trị theo phác đồ bệnh nhân Covid-19 nhưng đến ngày thứ 5 nhập viện bệnh nhân ho tăng lên, tiếp xúc chậm, cơ thể suy kiệt, Sp02 giảm xuống 91- 92%. Kết quả chụp XQ phổi cho thấy cả hai phổi bắt đầu mờ đi, trắng xoá.

“Ngay lập tức chúng tôi cho bệnh nhân thở oxy, dùng thuốc chống đông, chống viêm đồng thời đổi dòng kháng sinh – trong đó kết hợp đồng thời hai loại kháng sinh.

{keywords}
Bệnh nhân Hồng ngày ra viện. 

Song song với đó, bệnh nhân được truyền thêm đường, thêm đạm, abumin để tăng cường thể trạng chiến đấu với bệnh tật. Rất may sau đợt điều trị, cụ tỉnh dần ăn uống được hơn, không còn phải thở oxy liên tục. Chụp XQ phổi thấy đỡ mờ hơn.

Ngày 4/1, bệnh nhân được chụp lại XQ, trên phim cho thấy phổi cơ bản đã ổn định. Một tuần gần đây Sp02 đã lên 95- 96%, xét nghiệm PCR bệnh nhân đã đủ tiêu chuẩn ra viện”, BS Huy Tình thông tin.

Vị bác sĩ điều trị trực tiếp cho cụ Hồng nói, trong quá trình điều trị người nhà ở bên ngoài cũng rất sốt ruột. Họ chỉ mong bác sĩ tìm mọi cách cứu bà để có thể sống qua 100 tuổi. Với trách nhiệm của người thầy thuốc không riêng gì đối với bệnh nhân Hồng, chúng tôi luôn nỗ lực giành giật lại sự sống.

{keywords}
Các bác sĩ BV Đống Đa chúc mừng bệnh nhân Hồng đã chiến thắng bệnh 

“Rất mừng chúng tôi đã thành công. Cuối cùng cụ đã khoẻ mạnh, có thể đi lại được dù vẫn còn chưa vững”, BS  Huy Tình cho biết.

Theo BS Tình, đây là trường hợp may mắn, kỳ tích khi chiến thắng được Covid-19. Bởi người cao tuổi, có bệnh lý nền, viêm phổi, chưa tiêm vắc xin lại mắc Covid-19 thì nhiều cụ không qua được.

Được biết không chỉ cụ Hồng mà còn 2 cụ khác 94, 96 tuổi mắc Covid-19 đã được Bệnh viện Đống Đa đã chữa khỏi.

Tuy nhiên, qua các trường hợp này, BS Tình khuyến cáo với bệnh nhân cao tuổi cần phải được tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19. Trong trường hợp không may mắc Covid-19 thì nên được đưa vào các cơ sở y tế điều trị sớm, tránh đến muộn, nhiều trường hợp mắc 5-7 ngày sau mới vào viện thường bệnh trở nặng gây khó khăn trong quá trình điều trị.

N. Huyền 

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Đang cập nhật dữ liệu !