Cộng đồng ASEAN và 3 trụ cột (1)
Khi năm ngoại trưởng các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cùng nhau thành lập ASEAN vào 08/08/1967, đã có những tranh cãi giữa các quốc gia Đông Nam Á trẻ.
Quan hệ giữa Malaysia và Philippines từng căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ đối với đảo Sabah, trong khi Indonesia cắt một vết thương vào quan hệ ASEAN vì chiến dịch đối đầu đầy bạo lực với Malaysia và Singapore.
Chủ nghĩa dân tộc gia tăng, ý tưởng về một khối Đông Nam Á đầy bản sắc rơi vào vô vọng. Nhưng cuối cùng ASEAN đã gây ngạc nhiên cho những người hoài nghị, vượt qua những đối lập nội bộ để đưa khối đi qua gần 5 thập kỷ đoàn kết.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 17. |
ASEAN trở nên thu hút thế giới trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi những căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông liên quan đến Trung Quốc.
Và thách thức này sẽ đeo đuổi Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN (ASCC), hai trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Trụ cột còn lại chính là Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN
Những thỏa thuận của APSC tập trung vào các vấn đề an ninh xuyên quốc gia như tội phạm, quốc phòng và pháp luật. Nó sẽ thành cơ chế chung cho ASEAN mà theo đó, các bộ trưởng quốc phòng và an ninh của các nước sẽ thường xuyên phải gặp gỡ.
Trước khi những căng thẳng ở Biển Đông bùng phát, sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN cho phép hoạt động kinh tế trong khu vực phát triển mạnh mẽ, Termsak Chalermpalanupap, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện ISEAS Ishak –Yusof, Singapore cho biết.
“Tất cả chúng ta lớn lên và lấy làm ngạc nhiên không có chiến tranh trong khu vực. Nhưng điều đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các lãnh đạo chính phủ các quốc gia thành viên đã làm việc với nhau để cùng duy trì hòa bình và an ninh”, ông nhấn mạnh thêm rằng khu vực này là khu vực phi hạt nhân vì các thành viên khối muốn như vậy.
Quan điểm của ASEAN đi theo xu hướng ôn hòa, có tính xây dựng và không ý thức hệ đã đem đến cho khối cái mà Tiến sĩ Termsak gọi là “sức mạnh triệu tập”: sức ảnh hưởng và khả năng thu hút các đối tác đối thoại thậm chí từ những nơi xa xôi.
"Khi ASEAN kêu gọi một cuộc họp, nhiều nước bên ngoài khu vực đến và tham gia với chúng tôi, tất cả họ đều muốn làm việc với chúng tôi", ông nói, "Ngay cả Triều Tiên cũng quan tâm ASEAN. Và đây (ASEAN) là nơi duy nhất ngoài hệ thống Liên Hợp Quốc có bất cứ điều gì để làm với các nước khác trong một cách hòa bình".
Nhưng các tranh chấp ở Biển Đông và việc Trung Quốc lẫn Mỹ luôn sẵn sàng khẳng định tầm ảnh hưởng của họ với từng thành viên ASEAN đang đe dọa đến sự đoàn kết của khối.
Trung Quốc phát triển sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, phát động tạo dựng cơ sở hạ tầng cho Ngân hàng Đầu tư châu Á (AIIB) và tạo ra một diễn đàn mới cạnh tranh với Đối thoại Shangri-La của Singapore. Tất cả hành động nói trên là cách tiếp cận đa phương của Bắc Kinh nhằm cân bằng lại với vai trò ưu thế trong trật tự thế giới của Mỹ, nghiên cứu sinh cao cấp Yang Razali Kassim của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định.
“Khi mà ‘Một vành đai, một con đường’ và AIIB giành được hỗ trợ mới, Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra sự đối lập và mất lòng tin trong khu vực vì các tác động bất ổn và chia rẽ của chúng, đặc biệt là ở ASEAN”, ông Kassim chia sẻ trong một bài báo gần đây. "Ngày càng có nhiều sự không chắc chắn trong những động lực thúc đẩy làm sống lại con đường tơ lụa ở Đông Nam Á. Cho dù nó thực sự là hợp tác cùng có lợi, hoặc phá hoại các mối quan hệ được thiết lập trong khu vực".
Các nước thành viên có từng phần công việc nhất định nếu họ muốn duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, hoặc các nguyên tắc khối này cần để kiểm soát các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến khu vực.
Thủ tướng Lý Hiển Long đã ám chỉ đến những thách thức phải đối mặt với ASEAN trong lĩnh vực này tại các hội nghị thượng đỉnh năm ngoái ở Myanmar.
"(Vai trò) Trung tâm không phải là một cái gì đó mà bạn có thể khai báo và yêu cầu bồi thường. Đó là một cái gì đó mà bạn chỉ có thể thấy thông qua sự liên quan, hiệu quả và sự gắn kết của bạn”, ông Lý Hiển Long nói, “ASEAN càng đóng tốt vai trò đó, các nước khác càng thấy chúng ta hữu ích, chúng ta mới càng có thể khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN là có thực”.