Con viêm amidan tái diễn quanh năm, cha mẹ có thể phòng trừ khi biết rõ 6 nguyên nhân này
Viêm amidan là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em, có nhiều thói quen trong sinh hoạt hàng ngày dẫn tới bệnh amidan.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc BV Đa khoa An Việt, viêm amidan là một trong những bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến, bệnh có thể mắc ở mọi đối tượng trong đó trẻ em hay gặp nhất.
Viêm amidan tái phát nhiều lần, lâu dài sẽ gây chuyển biến thành viêm amidan mạn tính. Tình trạng này liên quan chủ yếu đến yếu tố thay đổi thời tiết và cách chăm sóc cơ thể của người bệnh cũng như quá trình điều trị các đợt viêm amidan cấp.
PGS An cho biết ngày nào ngồi phòng khám bà cũng gặp trẻ bị viêm amidan đếm khám, nhiều trẻ điều trị dứt điểm nhưng chỉ một thời gian sau lại tái phát và bị những đợt amidan cấp hành hạ.
Khi bị viêm amidan, nếu không điều trị triệt để có thể dẫn tới các biến chứng như viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp-xe thành bên họng.
Dưới đây là các yếu tố gây nên viêm amidan ở trẻ nhỏ để phụ huynh biết và dự phòng cho con:
Thứ nhất, thời kỳ thiếu hụt miễn dịch của trẻ
Từ tháng thứ 6 trở đi, khi tiếp xúc với các kháng nguyên bên ngoài, cơ thể trẻ sẽ sản xuất các globulin miễn dịch như IgM, IgG để tự tạo thành hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Tỷ lệ các chất này sẽ đạt đến giá trị bình thường ở 18 tháng tuổi.
Tuy nhiên, phải đến 9 tuổi thì trẻ mới có được sự trưởng thành miễn dịch như người lớn. Do đó, trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ có nhiều đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là bị viêm amidan. Sự viêm nhiễm sẽ xuất hiện đặc biệt nhiều trong giai đoạn từ 6 – 18 tháng tuổi. Đây còn gọi là thời kỳ thiếu hụt miễn dịch sinh lý ở trẻ.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhi. |
Thứ hai, tạng bạch huyết
Ở một số trẻ, tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Vì thế, chúng có nhiều hạch ở cổ và ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bị viêm amidan.
Thứ ba, cấu trúc và vị trí của amidan
Cấu trúc của amidan có nhiều khe, hốc, đây là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng cư trú và phát triển. Hơn nữa, amidan còn nằm ngay ở ngã tư đường ăn – đường thở, là "cửa ngõ" cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào. Chính vì thế, số lượng vi khuẩn và virus nó tiếp xúc cực kỳ lớn, dễ dàng bị viêm.
Thứ tư, nhiễm khuẩn từ cơ quan lân cận
Viêm amidan không chỉ là khi vi khuẩn tấn công trực tiếp vào amidan mà còn có thể do bị lây nhiễm từ những nhiễm khuẩn đường hô hấp trên khác như viêm họng, cúm, sởi,…
Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, vì thế dễ dàng mắc các bệnh lý trên.
Thứ năm, vệ sinh răng miệng kém
Ở lứa tuổi nhỏ, ý thức vệ sinh răng miệng của một số trẻ vẫn còn chưa tốt. Cùng với đó là sự "hảo" đồ ngọt và ăn vặt. Điều này tạo điều kiện cho một số lượng lớn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Nếu cha mẹ lơ là, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sẽ rất dễ khiến trẻ bị viêm amidan.
Thứ sáu, không điều trị triệt để
Đây là một lí do ba mẹ thường mắc phải nhưng lại không mấy người hay biết. Đặc biệt là trong trường hợp trẻ bị viêm amidan do liên cầu beta tan máu nhóm A. Nhóm vi khuẩn này đáp ứng với rất nhiều loại kháng sinh và không khó để điều trị.
Tuy nhiên, nó có một đặc điểm là các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau 2 – 3 ngày. Nhưng để diệt hết được vi khuẩn lại cần phải điều trị kháng sinh kéo dài tận 7 – 10 ngày, phải cho trẻ uống đủ thuốc.
Trên thực tế hay gặp tình huống ba mẹ cho con ngừng thuốc khi nghĩ rằng con mình đã khỏi bệnh và bỏ thuốc nên bệnh không dứt hẳn.
Bài học đắt giá về cuộc đời của người mẹ Do Thái có 3 con là tỷ phú
Người Do Thái luôn có những cách dạy con khác lạ khiến ai nhìn vào cũng phải thốt lên thán phục.
Khánh Chi