Con trai Công tử Bạc Liêu từ cuộc sống vàng son đến ra đi trong lặng lẽ

Có thể nói cuộc đời của ông Trần Trinh Đức, con trai Công tử Bạc Liêu phần nào vận vào câu nói: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời".

Sống vàng son thời trẻ

Ông Trần Trinh Đức, người vừa mất ngày 18/6 là một trong số ít những người con của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (còn gọi là cậu 3 Huy, Hắc công tử) được nhiều người biết đến.

Ông Đức sinh ra khi cha ông đã gần 50 tuổi, thời điểm đó gia đình đã qua thời cực thịnh nhưng vẫn còn nhiều tài sản nhà cửa, ruộng đất... ở Bạc Liêu, Sài Gòn và nhiều nơi khác.

Bản thân ông Đức được cha cho học trường ở Sài Gòn, sống trong biệt thự, có một căn hiện nay nằm trên đường Nguyễn Huy Tưởng (quận Gò Vấp) nên cuộc sống khá sung sướng.

Con trai Công tử Bạc Liêu từ cuộc sống vàng son đến ra đi trong lặng lẽ - 1

Khu nhà "Công tử Bạc Liêu" hiện nay tại phường 3, TP Bạc Liêu. Đây là căn nhà mà ông Trần Trinh Đức từng sinh sống khi còn nhỏ, lúc gia đình còn thời vàng son (Ảnh: Huỳnh Hải).

Khoảng năm 1973, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy bị bạo bệnh nằm ở nhà lớn tại Sài Gòn. Những ngày tháng này, ông Đức là người con trai thường xuyên ở bên cạnh cha mình. Ông Đức cưới vợ là bà N.T.N. chưa được bao lâu thì cha ông mất và được đưa về an táng tại phần mộ của dòng họ ở tỉnh Bạc Liêu.

Sau khi cha mất, gia đình ông Đức bán căn nhà trên đường Nguyễn Huy Tưởng, ông nhận một phần của mình rồi chuyển ra ngoài sinh sống với nghề kinh doanh buôn bán nên cuộc sống vẫn còn khá sung túc.

Con trai Công tử Bạc Liêu từ cuộc sống vàng son đến ra đi trong lặng lẽ - 2

"Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy (1900-1973) cha của ông Trần Trinh Đức (Ảnh chụp lại: Huỳnh Hải).

Vợ chồng ông Đức sinh được một cô con gái là T.T.P. (SN 1977). Khi 19 tuổi, người con gái này sa chân vào cờ bạc, nợ nần, một lần đi chơi bị sốc thuốc rồi bất ngờ đổ bệnh khiến tâm thần bấn loạn. Vợ chồng ông Đức phải bán hết gia sản để chữa bệnh cho con gái nhưng vẫn không cứu được con trở lại bình thường.

Gia đình cũng không trả hết nợ nần nên năm 2008 kéo nhau qua Campuchia sinh sống 2 năm. Ông Đức phải làm nhiều nghề để nuôi vợ con. Sau đó, gia đình ông Đức về lại Sài Gòn ở nhà thuê. Con trai Công tử Bạc Liêu lại phải bươn chải nhiều nghề, trong đó có chạy xe ôm.

Con trai Công tử Bạc Liêu từ cuộc sống vàng son đến ra đi trong lặng lẽ - 3

Ông Trần Trinh Đức trước căn nhà mà tỉnh Bạc Liêu cấp cho gia đình ở khu dân cư trên địa bàn TP Bạc Liêu khi ông về đây khoảng năm 2011 (Ảnh: Huỳnh Hải).

Sau khi báo chí đưa tin về chuyện con trai Công tử Bạc Liêu sống nghèo khổ ở Sài Gòn thì gia đình ông Đức bắt đầu được nhiều người biết đến hơn. Khoảng tháng 7/2010, cả gia đình chuyển về Bạc Liêu sau khi tỉnh này có ý muốn hỗ trợ.

Lặng lẽ trong tuổi già

Ông Trần Trinh Đức về Bạc Liêu, ban đầu được cho mượn tạm một căn nhà để ở và được nhận vào làm trong một công ty du lịch. Sau khoảng một năm thì ông Đức được tỉnh Bạc Liêu quyết định cấp một căn nhà mới hơn 300 triệu đồng trong một khu dân cư ở TP Bạc Liêu.

Có nhà mới, nơi ở đã ổn định, hàng ngày ông Đức ra căn nhà Công tử Bạc Liêu, nơi ông từng sống khi còn nhỏ, ngồi bán sách viết về dòng họ, kể chuyện cho khách tham quan nghe về người cha nổi tiếng của mình. Nhiều người khách khi biết ông là con trai Công tử Bạc Liêu đã xin chụp ảnh kỷ niệm.

Con trai Công tử Bạc Liêu từ cuộc sống vàng son đến ra đi trong lặng lẽ - 4

Khi còn sống, ông Trần Trinh Đức bán sách, kể chuyện về người cha "Công tử Bạc Liêu" ngay tại căn biệt thự mà ông từng sống lúc nhỏ. Nhiều du khách cũng chụp ảnh lưu niệm khi biết ông là con trai của một người nổi tiếng với danh xưng Công tử Bạc Liêu (Ảnh: Huỳnh Hải).

Sau công việc, ông Đức lại về với vợ con ở căn nhà mà tỉnh cấp trong khu dân cư trên địa bàn TP Bạc Liêu, sống một cuộc sống khá lặng lẽ, không ít khó khăn ở những ngày tháng tuổi già.

Do tuổi cao, mang bệnh nên ông Trần Trinh Đức (con trai Công tử Bạc Liêu) mất lúc 2h30 sáng 18/6 và được hỏa táng vào sáng ngày 20/6/2022, kết thúc cuộc đời một con người có thể nói phần nào vận vào câu nói: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Ông Đức thọ 76 tuổi, phần tro cốt của ông được vợ con mang về thờ tại nhà.

Theo dantri.com.vn

Nước dừa miễn phí ngày nắng nóng: Chủ quán không sợ bị nói 'làm màu'

Mọi người có thể bỏ ra vài triệu đi ăn nhậu, hát karaoke. Vậy tại sao không dám bỏ số tiền đó giúp người đi đường ngày nắng nóng - anh Trần Xuân Vũ, chủ quán cà phê tâm sự.

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Đang cập nhật dữ liệu !