Con nhiễm thói chửi thề, uốn nắn thế nào để không bị 'càng cấm càng làm'?

Không ít những đứa trẻ đã dùng những ngôn ngữ không đúng mực, chửi thề để thể hiện cảm xúc. Lúc này, cha mẹ cần phải làm gì?

Ngôn ngữ là một thứ mạnh mẽ, không chỉ là một phần quan trọng trong tương tác của con người mà những từ mọi người sử dụng cho phép chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của họ với người khác.

Khi con bạn còn nhỏ, chúng vẫn đang học các định nghĩa thực sự của từ. Do đó, trẻ có thể thử các từ khác nhau để đánh giá phản hồi của bạn và xác định xem đã sử dụng chúng đúng cách hay chưa. Khi con lớn hơn, chúng thậm chí có thể chọn sử dụng một số từ nhất định - đặc biệt là những từ chửi thề để hòa nhập xã hội và với bạn bè. 

Là cha mẹ, điều quan trọng không chỉ là dạy con rằng lời nói có sức mạnh và ý nghĩa, mà là một số từ nhất định có thể không thích hợp để sử dụng, đặc biệt là trong một số tình huống xã hội nhất định. Đặc biệt, những lời chửi thề là ngôn ngữ gây tổn thương, khó chịu.

Nếu con bạn gần đây đang thử nghiệm những câu chửi thề, bạn có thể tự hỏi điều này đến từ đâu và bạn có thể làm gì. Dưới đây là những điều bạn cần biết về lý do tại sao trẻ hay chửi thề, cách nói chuyện với chúng về vấn đề này và định hướng chúng tới chuẩn mực.

Tại sao trẻ em chửi thề?

Mặc dù có vô vàn lý do khiến trẻ em trong độ tuổi đi học có thể chửi thề, nhưng một số giải thích phổ biến bao gồm: thử ngôn ngữ mới, bắt chước bạn bè hoặc người lớn khác, sao chép những gì chúng nghe được trên TV hoặc internet, hoặc cố gắng hiểu tại sao một từ cụ thể lại gây ra phản ứng mà không nhất thiết phải hiểu ý nghĩa. 

Bạn nên bình tĩnh, tránh phản ứng thái quá hoặc làm to chuyện với những lời chửi thề của con. 

Cha mẹ nên xử lý việc con chửi thề thế nào?

Vì ngôn ngữ phức tạp nên điều quan trọng là phải trao đổi với con bạn ngay từ khi còn nhỏ để xác định rằng có nhiều từ có thể gây tổn thương cho người khác, cho dù đó là những lời chửi thề, hay những thứ gây tổn thương khác.

Điều quan trọng là phải giải thích cho con bạn hiểu rằng lời nói tục tĩu là không bắt buộc và con hoàn toàn có thể lựa chọn ngôn ngữ theo cách gây thiện cảm hay khó chịu cho người khác. Hãy nói cho trẻ hiều rằng, lời nói tục tĩu bị nhiều người phản đối và có thể coi là xúc phạm người nghe. Hãy khuyên con bạn sử dụng từ khác để diễn đạt những gì muốn thể hiện.

Hãy giúp con bạn hiểu rằng lời chửi thề sẽ mang lại sự khó chịu và tổn thương cho người nghe như thế nào thì trẻ mới có lý do để điều chỉnh.

Cách bạn tiếp cận sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của con bạn, các cuộc thảo luận bạn đã có và các quy tắc bạn đã thiết lập. Tuy nhiên, nói chung, nếu bạn muốn thông báo rằng việc sử dụng những từ chửi thề không phải là một lựa chọn thích hợp và có thể gây tổn thương cho người khác, bạn nên tiếp cận cách sử dụng từ của con bạn một cách cẩn thận. 

Giữ bình tĩnh

Mặc dù có thể khó thực hiện nhưng bạn nên bình tĩnh và cố gắng giữ thái độ trung lập khi con bạn dùng từ chửi thề hoặc nói điều gì khác không phù hợp. 

Giải thích ý nghĩa

Đôi khi trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, không hiểu những từ chúng đang sử dụng. Con cũng có thể không biết tác động của những gì đang nói. Vì lý do này, bạn nên tận dụng cơ hội để dạy con về ý nghĩa đằng sau những gì con nói và con có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Hãy kiên nhẫn khi bạn nói chuyện với con và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của trẻ. 

Cung cấp các lựa chọn thay thế

Đôi khi sẽ hữu ích nếu bạn đưa ra các lựa chọn thay thế khác khi trẻ dùng những từ chửi thề. Hãy sáng tạo và nghĩ ra những từ hoặc cụm từ thú vị mà con có thể sử dụng để thay thế. Điều quan trọng là tạo ra một phương pháp thay thế... để diễn đạt những gì con đang cố gắng nói.

Thiết lập các nguyên tắc dành cho gia đình

Nếu bạn muốn giới hạn việc chửi thề trong nhà hoặc trong một số tình huống xã hội nhất định, điều quan trọng là phải đặt ra một số hướng dẫn cho con bạn. Đảm bảo rằng con biết những từ nào bị giới hạn và tại sao.

Trẻ em cần có ranh giới và quy tắc để chúng biết điều gì là phù hợp. Điều quan trọng là đảm bảo rằng con biết những quy tắc mà bạn đặt ra và hình thành ý thức để không vượt qua những quy tắc đó.

Khám phá những cảm xúc đằng sau những lời nói

Khi con bạn chửi thề, có thể hữu ích nếu bạn nhẹ nhàng khám phá những gì chúng đang cố gắng nói. Con bạn đang cố gắng diễn đạt điều gì đó có sắc thái hoặc điều gì đó mà chúng không biết từ ngữ. Phải hiểu trẻ đang muốn thể hiện điều gì, sau đó giải thích cho trẻ về sự phù hợp của lời nói với cảm xúc muốn thể hiện. 

Làm gương cho trẻ

Là cha mẹ, bạn có tác động rất lớn đến hành vi của con mình dựa trên những gì bạn đang làm mẫu cho chúng. Vì lý do này, điều rất quan trọng là bạn phải cân nhắc lựa chọn từ ngữ của mình trong các tình huống khác nhau. Cố gắng sử dụng những từ mà bạn hy vọng con bạn sẽ bắt chước.

Cách khuyến khích ngôn ngữ tôn trọng

Bảo một đứa trẻ đừng làm điều gì đó có thể khiến chúng tò mò hơn và thúc đẩy trẻ thử điều đó. Khi con bạn sử dụng ngôn ngữ tôn trọng, hãy khen ngợi con bạn như: “Chà, con đã sử dụng ngôn ngữ rất tử tế. Mẹ tự hào về con!”.

Việc sử dụng lời khen khi con bạn làm tốt sẽ giúp trẻ tiếp tục thực hiện điều đó. Một số ví dụ về những điều bạn có thể nói để thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ tôn trọng bao gồm: "Hãy nhẹ nhàng với lời nói của con", "Cảm ơn con đã thể hiện bản thân một cách bình tĩnh" hoặc "Bố/mẹ thích cách con sử dụng từ ngữ tử tế”.

Bạn hãy cẩn thận hơn về những từ bạn sử dụng xung quanh con và nếu bạn vô tình nói những từ tiêu cực, hãy ngay lập tức nhận lỗi và nói với con bạn rằng lời nói đó là không tốt, bạn sẽ sửa chữa điều đó. 

Hạ Thảo (theo Gazeta)

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Thu Quỳnh chia sẻ làm mẹ đơn thân lần 2

Nữ diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ, cô luôn tin hạnh phúc chính là một sự lựa chọn khi quyết định có con lần thứ 2 và một lần nữa làm mẹ đơn thân.

Bông hồng đất Bắc thành nữ hoàng vũ trường Sài Gòn xưa và vụ đánh ghen chấn động

Sở hữu khuôn mặt đẹp, làn da trắng hồng cùng đôi chân dài điệu nghệ, đôi mắt lẳng lơ, cô gái được mệnh danh là “bông hồng đất Bắc” Nam tiến, khuynh đảo các sàn nhảy và trở thành "nữ hoàng vũ trường" của Sài Gòn xưa.

Cuộc tình kỳ lạ của mỹ nữ được giới ăn chơi Sài Gòn xưa cung phụng

Cô Ba Trà được vô số công tử hào hoa, đại điền chủ, thậm chí giới công chức giàu có mê đắm, ngỏ lời cưới xin. Thế nhưng, "hoa khôi" của Sài Gòn xưa bỏ qua tất cả và có cuộc tình kỳ lạ với một thanh niên vô danh.

Lén gửi tiền nuôi con riêng, tôi rơi nước mắt khi nghe vợ nói mấy câu

Mấy năm nay, tôi đều lén lút gửi tiền cho con riêng qua tài khoản của vợ cũ. Ngoài tiền, tôi còn kèm những món quà như quần áo, đồ dùng học tập và đồ chơi để con cảm nhận được sự quan tâm của bố.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Đang cập nhật dữ liệu !