Con gái ham chơi biếng học, ông bố nghĩ ra "diệu kế" khiến thái độ con xoay 180 độ

Làm sao để khiến một đứa trẻ ham chơi có thể tự chủ động ngồi vào bàn học không cần ai nhắc nhở?

Nuôi dưỡng và giáo dục con cái là cả một quá trình dài đòi hỏi không chỉ tình yêu thương, sự kiên nhẫn mà còn cần rất nhiều ý tưởng sáng tạo của bố mẹ. Khi muốn con học được cách cư xử tốt hoặc giúp con có nhiều động lực hơn để học tập, củng cố những hành vi tốt đẹp, phụ huynh phải luôn có sự khích lệ không ngừng, kèm theo đó có thể là các phần thưởng hợp lý.

Bằng cách này, trẻ có nhiều hứng thú và biết tự giác, chủ động để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có thể nói, khen thưởng đúng lúc và hợp lý là cách dạy dỗ có khả năng mang lại hiệu quả rất cao.

Một ông bố họ Vương, sống tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã chia sẻ một cách khuyến khích con rất độc đáo. Anh cho biết con gái anh là một đứa trẻ khá thông minh nhưng khuyết điểm của con chính là không tập trung, ham chơi và lười học nên lúc nào kết quả học tập cũng đều ở mức trung bình.

Con gái ham chơi biếng học, ông bố nghĩ ra "diệu kế" khiến thái độ con xoay 180 độ, ai cũng trầm trồ vì cách làm quá đơn giản - Ảnh 1.

Trong lúc tìm hiểu cách giáo dục con, anh Vương đã chợt nghĩ ra một phần thưởng vô cùng đặc biệt và thật sự đã khiến con gái anh thay đổi thái độ hoàn toàn trong học tập. Trước bài thi cuối kỳ, anh Vương nói với con rằng: "Nếu lần này con thi mà tăng được 5 hạng, bố sẽ thưởng cho con 100 tệ và 30 giây chọn đồ tự do trong siêu thị".

Đối với một đứa trẻ lúc nào cũng bị mẹ ngăn cản không cho mùa thứ này thứ kia trong siêu thị thì đây quả là một phần thưởng quá sức tuyệt vời. Con gái anh Vương nhảy cẫng lên trong niềm sung sướng.

Kể từ hôm đó, mỗi lần đi học về nhà, điều đầu tiên cô bé làm là ngồi vào bàn học bài chẳng cần ai nhắc nhở. Nếu như trước đây ngày nào anh chị Vương cũng phải hò hét con ăn cơm cho nhanh rồi làm bài tập thì bây giờ họ lại bị réo ngược: "Mẹ ơi dọn cơm ăn nhanh nhé. Ăn xong con còn phải học bài".

Con gái ham chơi biếng học, ông bố nghĩ ra "diệu kế" khiến thái độ con xoay 180 độ, ai cũng trầm trồ vì cách làm quá đơn giản - Ảnh 2.

Sự thay đổi này của con gái khiến người mẹ rất đỗi kinh ngạc, không hiểu có chuyện gì xảy ra cho đến khi được chồng giải thích, cô mới gật gù: "Đúng là diệu kế!"

Kết quả cuối kỳ thi, con gái anh Vương miệng cười toe toét đặt hai bài thi 100 điểm trước mặt bố tự hào: "Bố dẫn con đi siêu thị đi nào!"

Quá trình nhận phần thưởng 30 giây của cô bé được người mẹ ghi lại và chia sẻ với cộng đồng mạng. Sự phấn khích, hãnh diện và niềm vui tột cùng khi tận hưởng thành quả sự nỗ lực của bản thân luôn là điều tuyệt vời nhất.

Con gái ham chơi biếng học, ông bố nghĩ ra "diệu kế" khiến thái độ con xoay 180 độ, ai cũng trầm trồ vì cách làm quá đơn giản - Ảnh 3.

Rõ ràng, những phần thưởng thích hợp rất hữu ích trong việc tạo động lực cho trẻ. Trong hầu hết trường hợp, thứ trẻ muốn không phải là những thứ quý giá mà chỉ đơn giản là thứ chúng thật sự yêu thích.

Giống như anh Vương, bỏ ra 100 tệ không chỉ có thể làm cho con gái học hành chăm chỉ hơn mà còn cho phép đứa trẻ tận hưởng 30 giây tự do mua sắm một cách vô cùng hạnh phúc. Dĩ nhiên, vợ chồng anh Vương mới là người hạnh phúc và tự hào hơn cả.

Con gái ham chơi biếng học, ông bố nghĩ ra "diệu kế" khiến thái độ con xoay 180 độ, ai cũng trầm trồ vì cách làm quá đơn giản - Ảnh 4.

Trong quá trình giáo dục con cái, động lực và thái độ tốt của trẻ luôn cần có sự khen thưởng khích lệ đúng lúc và phù hợp. Khen thưởng là một việc cần thiết nhưng cũng cần có mức độ và đòi hỏi phụ huynh cần sự khéo léo bởi nếu lạm dụng nó, đứa trẻ sẽ dần hình thành tính hám lợi, lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào phần thưởng, không có thưởng thì không cần cố gắng.

Phần thưởng là một phương pháp hay, nhưng chỉ khen thưởng thôi thì chưa đủ, theo quan điểm tâm lý, học tập vì phần thưởng là động lực bên ngoài, tồn tại tương đối ngắn và dễ dàng biến mất. 

Để trẻ em thực sự thích học, động lực bên trong và động lực bên ngoài cần kết hợp với nhau. Trong đó, động lực bên trong tức là mong muốn chủ động và khao khát học tập mới là yếu tố then chốt nhất.

Trong mỗi người đều có tâm lý cạnh tranh, đặc biệt là trẻ em. Chính vì thế ngoài việc khen thưởng, bố mẹ cũng có thể thúc đẩy trẻ tiếp tục làm việc chăm chỉ bằng cách bổ sung các yếu tố cạnh tranh một cách thích hợp.

(Nguồn: Sohu)

Có mẹ giàu có nhưng độc đoán, cô gái 18 tuổi “cầu cứu” cộng đồng mạng

Có mẹ giàu có nhưng độc đoán, cô gái 18 tuổi “cầu cứu” cộng đồng mạng

Cách dạy con của người mẹ này đang dần biến con thành “nô lệ” để thỏa mãn chính cảm xúc và mong muốn của mẹ.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Học tại nhà không người hướng dẫn, cha mẹ tước quyền đến trường của con

Chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ vẫn đi làm và bắt trẻ ở nhà tự học theo giáo trình là không công bằng với trẻ. Nếu trẻ học ở nhà không có người hướng dẫn, cha mẹ đang tước quyền đến trường của con.

Sự thật 'người lạ mặt bắt cóc trẻ em' tại các trường học

Trước nghi vấn kẻ lạ mặt tiếp cận học sinh ở nhiều trường học tại TP Vinh, đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An khẳng định: "Không có chuyện bắt cóc trẻ em' như thông tin trên mạng xã hội.

Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian nhất định mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Phụ huynh lo lắng trước thông tin 'người lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em'

Nhiều phụ huynh đang chia sẻ thông tin, thời gian gần đây, tại TP Vinh (Nghệ An) xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy, tiếp cận học sinh ở nhiều trường học với ý đồ xấu.

Lý do khiến chỉ số IQ của trẻ em đang sụt giảm đáng kể

Một nghiên cứu của Đức cho thấy căng thẳng, lo lắng và phong tỏa xã hội đợt dịch Covid-19 khiến trẻ em phát triển trí tuệ dưới mức tiêu chuẩn thông thường.

Học tại nhà, cha mẹ là giảng viên vẫn khó thay thế việc trẻ đến trường

Chuyên gia cho rằng, mô hình homeschool nên được quy định chính thức tại Việt Nam với các điều kiện như phụ huynh phải đủ năng lực thực hiện, học sinh cần tham gia vào kỳ thi định kỳ bắt buộc và đảm bảo kết quả nhất định mới được tiếp tục duy trì...

Tầm quan trọng của sách trong việc hình thành nhân cách trẻ

Là người nghiên cứu về giáo dục và làm khuyến đọc, diễn giả Nguyễn Quốc Vương mong muốn mỗi gia đình Việt Nam đều có không gian đọc sách dù giàu hay nghèo.

Bức xúc cảnh giáo viên đè ngửa, nhồi nhét cơm vào miệng trẻ

Một bé 4 tuổi ở Bắc Ninh bị đè ngửa, nhồi nhét cơm khi cho ăn tại một cơ sở giữ trẻ khiếm khuyết không phép.

Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'

Với chỉ 55,7% học sinh Hà Nội được vào lớp 10 công lập, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về sự cạnh tranh khốc liệt đang bày ra trước mắt ở mùa tuyển sinh năm 2023.

Bà mẹ bỏ phố về rừng, cho con đi nghìn km để học ở khắp mọi nơi

Từng đưa con đi khắp các tỉnh Tây Nguyên trong 6 tháng, cuối cùng, chị Thi quyết định rời khỏi TP.HCM, tìm về với thiên nhiên như một cách chữa lành những tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !