Có xung đột lợi ích ngay trong Cơ quan cạnh tranh quốc gia?

Phát biểu giải trình trước Quốc hội về dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) sáng 15/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ có biện pháp để tách bạch vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia.

Tại phiên thảo luận sáng nay, các ĐBQH lo ngại về tính độc lập của Cơ quan cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công thương, vì bản thân Bộ Công thương hiện đang quản lý nhiều doanh nghiệp, do đó có thể có xung đột lợi ích. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải trình:

Từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực, chúng ta đã có thể chế tham gia của Hội đồng cạnh tranh, đây là một hội đồng tập thể với đại diện tham gia của các bộ, ngành có liên quan. Còn cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Công thương là Cục quản lý cạnh tranh, với trách nhiệm và nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn vừa qua rất lớn, cả về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cả về phòng vệ thương mại, xử lý cạnh tranh thương mại, đây là sự quá tải”.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho rằng do hạn chế rất nhiều cả về tính chất pháp lý cũng như nguồn lực, cả những quy định liên quan đến quy trình tố tụng của cạnh tranh, Cơ quan này trong thời gian qua đã bộc lộ rất nhiều bất cập, hiệu quả không cao.

"Trên thực tế nhận thức của các chủ thể của Luật Cạnh tranh, của xã hội bao gồm doanh nghiệp, người tiêu dùng, hiệp hội và cả các cơ quan quản lý đều không thể hiện được vai trò của mình và không phát huy được hiệu lực pháp lý của Luật Cạnh tranh năm 2004”, ông Vũ Tiến Lộc nói.

Chính vì vậy, Chủ tịch VCCI cho rằng cần xác định rõ vai trò của Cơ quan cạnh tranh quốc gia.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu thực tiễn tổng kết của khu vực và quốc tế qua khảo sát đối với 100 nước trên thế giới, có 45 nước có các cơ quan cạnh tranh trực thuộc Chính phủ, 21 cơ quan trực thuộc Quốc hội và các Tòa án hoạt động độc lập, 34 cơ quan trực thuộc bộ.

Nếu trực thuộc Bộ Công thương thì đây là một vấn đề mà Ban soạn thảo cũng đã suy nghĩ rất nhiều, bởi vì Bộ Công thương vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là chủ trì của cơ quan điều tra và sự cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề liên quan đến chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong tinh giản bộ máy và tiếp tục hoàn thiện về thể chế trên cơ sở đảm bảo hiệu quả và làm rõ tính chất pháp lý, chức năng nhiệm vụ”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh làm rõ những băn khoăn của các ĐBQH về Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Để tháo gỡ nút thắt này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng nếu tách bạch rành mạch trong tiến trình cải cách sắp tới, tách phần chủ quản của doanh nghiệp nhà nước, phần đại diện phần vốn nhà nước và tài sản của nhà nước trong doanh nghiệp, thì chức năng của Cơ quan cạnh tranh quốc gia sẽ không còn là vấn đề quá nặng nề. Có những cơ chế cả về kỹ thuật cũng như tính chất pháp lý và thủ tục để đảm bảo được sự minh bạch, sự công khai và sự công bằng trong việc thực thi của cơ quan cạnh tranh quốc gia.

Liên quan đến mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các bộ luật khác trong chuyên ngành liên quan đến vấn đề cạnh tranh tại thị trường Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Ban soạn thảo đã có rất nhiều buổi thảo luận cũng như hội thảo để xin ý kiến các chuyên gia, cũng như các quan điểm phản biện của xã hội.

Trong các lĩnh vực chuyên ngành, có thể có những bộ luật, có điều khoản liên quan đến các nội dung của quản lý nhà nước chuyên ngành, cũng như liên quan về vấn đề cạnh tranh. Nhưng trong lĩnh vực cụ thể, có những yêu cầu và yếu tố rất đặc thù. Vì vậy, rất cần có một pháp luật cạnh tranh, có một bộ luật làm nền tảng chung để đưa ra những khái niệm để đảm bảo thống nhất cũng như cách nhìn nhận diễn giải về tính cạnh tranh và thị trường cạnh tranh, trong đó có yếu tố cạnh tranh bền vững và cạnh tranh bình đẳng”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định Luật Cạnh tranh là để đảm bảo yếu tố vận hành của cạnh tranh trên cơ sở nền tảng của hậu kiểm, là nền tảng kết hợp giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý. Do đó, không có vấn đề đáng lo ngại trong câu chuyện mâu thuẫn luật pháp.

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tới vào tháng 6/2018, thay thế cho Luật Cạnh tranh 2005.

Nguyễn Tuân

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.