Cô giáo trẻ Nghệ An làm thêm kiếm tiền tiêu Tết

Tuy chỉ học công thức trên mạng nhưng món ăn vặt của cô giáo Nguyễn Thị Bình được nhiều khách hàng đánh giá cao và mua rất nhiều.

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, đây là thời điểm mà nhiều người lên kế hoạch làm thêm để kiếm tiền tiêu Tết, trong đó có cô giáo Nguyễn Thị Bình (Nghệ An, giáo viên dạy môn Mỹ thuật).

Cô giáo Nguyễn Thị Bình là giáo viên Mỹ thuật Trường Tiểu học Quỳnh Văn A, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Tình cờ biết được công thức chế biến thịt bò khô trên mạng xã hội, chị Bình đã bắt tay vào làm thử. Chị không nghĩ sau đó lại được mọi người khen ngon và ủng hộ làm nhiều để bán.

Mới đầu chị chỉ bán cho những người quen như họ hàng, đồng nghiệp… Nhưng rồi mọi người giới thiệu nhau, ai cũng muốn mua ủng hộ cô giáo trẻ. 

Chị Bình chia sẻ: "Lúc đầu mình chỉ bán được số lượng rất nhỏ. Về sau mọi người mua nhiều nên thu nhập tăng lên, mình có động lực bán hàng hơn. Mình chịu khó đăng vào các hội nhóm bán hàng, học tập bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Ban đầu cũng gặp chút khó khăn do mình chưa nắm được cách thức buôn bán online. Nhưng sau gần một tháng mình đã quen với việc này hơn, xử lý các tình huống nhanh hơn, thu nhập thu về đều đặn hơn”.

Món bò khô do chị Bình tự làm.

Chị Bình cho biết, để làm thịt bò khô, nguyên liệu quan trọng nhất đó chính là thịt bò tươi. Khi chọn thịt chế biến bò khô, cần chọn loại thịt có màu đỏ tươi, rõ vân và phần mỡ có màu vàng tươi. Khi dùng tay chạm nhẹ vào miếng thịt bò sẽ cảm nhận được độ mềm vừa phải và độ đàn hồi tốt. Chọn loại thớ thịt dài, ít gân, như vậy thì bò khô sau khi làm xong sẽ không bị dai, vụn, thành phẩm sẽ thơm ngon hơn.

Bên cạnh đó, chị còn phải mua rất nhiều gia vị khác như hành, tỏi, gừng, sả,... Những thứ này không cần cho quá nhiều nhưng nếu thiếu sẽ khiến món ăn không tròn vị.

"Buổi sáng mình dậy rất sớm để ra chợ gần nhà chọn thịt bò tươi ngon nhất. Sau đó về nhà sơ chế rồi để tủ lạnh tối về mới bắt đầu chế biến. Buổi tối, sau khi soạn xong giáo án là mình bắt tay vào làm bò khô. Có đêm lọ mọ tới 1-2 giờ sáng chưa làm xong. Chồng mình bảo sao mà siêu thế, không mệt à... Thực ra là rất mệt đấy, tuy nhiên nghĩ đến việc bán được nhiều hàng, mọi người khen ngon là mình cảm thấy vui quên hết mệt luôn.

Kỷ niệm buôn bán với mình thì nhiều lắm. Mình nhớ có lần đi ship hàng cho một chị khách. Chị ấy đặt 2kg nhưng lúc đến mình gọi cho chị ấy mãi không được. Cứ nghĩ mình bị bùng hàng rồi, thế là mình suýt khóc giữa đường. May sao chị ấy gọi lại ngay lúc đó, nói rằng điện thoại hết pin, đang bận tắm cho con nên không để ý điện thoại. Lúc đó mình mới thở phào.

Rồi có lần đi ship hàng thì xe máy hết xăng, gần đó lại không cây xăng nào cả. Mình cuống quá đành gọi cho chồng. Anh ấy ra đến nơi thì bảo không biết tiền lãi có đủ tiền mua xăng không. Mình chỉ cười vì cảm thấy áy náy quá... Nếu không bán hàng online chắc mình chẳng bao giờ được trải nghiệm chuyện đó", chị Bình tâm sự.  

Được biết cứ 3kg thịt bò tươi thì chị Bình làm được khoảng 1kg bò khô. Vì luôn chọn những thực phẩm tươi ngon nhất và bán cho người quen nên cô giáo trẻ không thu lãi nhiều. Mỗi cân chị chỉ thu về từ 70.000 -90.000 đồng tiền lãi. Dù quỹ thời gian nghỉ ngơi ít đi rất nhiều theo việc buôn bán nhưng cô giáo trẻ vẫn cảm thấy rất vui.

Chị Bình bộc bạch: "Thực ra mình có thể tìm một công việc khác nhàn hạ hơn và cũng có thể có thu nhập tương đương. Thế nhưng lỡ "va" vào con đường ẩm thực này rồi nên chẳng dứt ra được. Mình vừa bán hàng để kiếm thêm tiền tiêu Tết, vừa là để thỏa đam mê nấu ăn của bản thân. Đây cũng là một cách giảm stress rất hữu hiệu.

Hiện tại mình có một lượng khách quen khá đông. Mọi người đang vận động mình bán thêm vài thứ khác kèm theo trong dịp Tết này, ví dụ như gà khô, lì xì, đồ trang trí Tết,  mứt, hoa quả sấy, bánh kẹo... để mở rộng nguồn thu. Mình nghĩ đây cũng là ý kiến rất hay, vì thế mình đang tìm kiếm thêm các nguồn hàng để kinh doanh thêm".

Từ câu chuyện của chị Bình, nhiều người cũng có thêm động lực để làm thêm kiếm tiền dịp Tết. Hy vọng cô giáo trẻ sẽ buôn may bán đắt, công việc ngày càng phát đạt.

Bạch Dương

Ảnh: NVCC

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Đang cập nhật dữ liệu !