Cô giáo của con vay gần 40 triệu nhưng mãi không trả, 1 tháng sau nghe Hiệu trưởng báo tin mà phụ huynh muốn ngất xỉu
Nhiều phụ huynh đã không giữ nổi bình tĩnh khi biết tin.
Tiểu Trần (Trung Quốc) có một cậu con trai 5 tuổi, đang theo học tại một trường mẫu giáo gần nhà. Giống như hầu hết các bậc phụ huynh, Tiểu Trần cũng kết bạn với cô giáo của con qua mạng xã hội để thuận tiện liên lạc. Ngoài trao đổi tình hình học tập, thi thoảng cô cũng nói chuyện cởi mở với giáo viên về các vấn đề khác.
Một ngày nọ, Tiểu Trần nhận được một tin nhắn từ cô giáo. Tin này khiến cô đứng tim, không biết nên trả lời thế nào. Hoá ra, cô giáo muốn vay một khoản tiền là 10.000 NDT (khoảng 36 triệu đồng) để trang trải chi phí cho cuộc phẫu thuật sắp tới. Cô giáo hy vọng phụ huynh có thể giúp đỡ và hứa sẽ trả khi có đủ tiền.
Tiểu Trần suy nghĩ rất nhiều, cho rằng mối quan hệ giữa bản thân với giáo viên của con chưa đủ mức tin cậy để cho vay khoản tiền lớn như vậy. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại một hồi, Tiểu Trần cho rằng chắc cô giáo đang bất lực, rơi vào hoàn cảnh khó khăn không thể vay mượn được ai nữa. Vì thế, cô lập tức chuyển khoản gần 40 triệu đồng kèm lời động viên tinh thần.
Sau hơn một tháng, Tiểu Trần nhắn tin nhưng không thấy cô giáo trả lời, gọi điện không liên lạc được. Lúc này, cô như ngồi trên đống lửa, bèn giãi bày vào nhóm lớp thì phát hiện nhiều phụ huynh khác cũng rơi vào trường hợp như mình.
Sau đó, những phụ huynh bị lừa tiền đã lập thành một nhóm, kéo đến trường để tìm sự thật. Hiệu trưởng thông báo một tin khiến họ bàng hoàng, hoảng hốt: Cô giáo đó đã xin nghỉ việc cách đây một tháng. Như vậy, ngay khi vừa ôm được khoản tiền lớn từ phụ huynh, cô giáo đã nghỉ dạy và cắt đứt liên lạc hoàn toàn.
Nghe Hiệu trưởng nói, Tiểu Trần lặng người đi vì sốc. Nhiều phụ huynh khác cũng không giữ được bình tĩnh, bật khóc nức nở. Họ đã mất một số tiền quá lớn, đó là tiền mồ hôi nước mắt mà họ dành dụm cả đời.
Mọi chuyện vỡ lẽ, phụ huynh tiếp tục cùng nhau đến đồn cảnh sát tố giác sự việc. Họ mong muốn lấy được số tiền đã mất và nhờ pháp luật trừng trị nghiêm minh kẻ xấu.
Vậy phụ huynh nên trả lời thế nào khi giáo viên của con ngỏ ý muốn vay tiền?
-Chọn từ chối trả lời tin nhắn: Trên thực tế, mối quan hệ giữa thầy cô giáo và phụ huynh học sinh không thể gọi là bạn bè, chưa đủ thân thiết để cho vay mượn tiền. Nếu giáo viên muốn vay tiền thì chắc chắn đó là sự "vượt rào" mối quan hệ. Việc từ chối trả lời tin nhắn là điều hoàn toàn hợp lý. Phụ huynh không có nghĩa vụ phải cho giáo viên vay tiền.
-Từ chối lời đề nghị một cách lịch sự: Bố mẹ học sinh có thể từ chối một cách lịch sự nếu không muốn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp. Phụ huynh có thể nếu ra một vài lý do như: Không có sẵn nhiều tiền bởi tiền đã đem đi đầu tư, mới cho người thân vay tiền,… Chắc chắn khi nghe những lời này, giáo viên sẽ hiểu phụ huynh đang từ chối khéo.
-Chấp thuận cho giáo viên vay tiền: Nếu giáo viên chỉ vay một khoản nhỏ, nhiều bậc phụ huynh sẽ đồng ý để duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, trước khi cho vay, phụ huynh phải tìm hiểu kỹ thông tin cá nhân của cô giáo. Tránh trường hợp đáng tiếc như câu chuyện của Tiểu Trần, cuối cùng phải nhờ sự can thiệp của cảnh sát.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, phụ huynh nên suy nghĩ kỹ và đưa ra quyết định đúng đắn, tránh trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng lừa đảo.
Ra mắt website nhận biết lừa đảo trực tuyến
Với sự hợp tác của Google, ngày 01/04/2022, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) ra mắt website DauhieuLuadao.com (Dấu hiệu Lừa đảo) nhằm nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến…
Theo phapluat.suckhoedoisong.vn