Cô gái trẻ say mê lan tỏa giá trị Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thanh Thảo - cô gái học ngành kinh tế, yêu lịch sử đã cùng đội ngũ Gavisto Diplomat bắt đầu hành trình quảng bá Không gian Văn hoá Văn Miếu - Quốc Tử Giám đậm đà bản sắc truyền thống nhưng cũng mang theo hơi thở hiện đại.

{keywords}

Ngô Thanh Thảo là một cô gái trẻ đa tài và năng động, ngoài công việc viết lách thì hiện nay cô là Trưởng ban Nội dung của Dự án truyền thông Không gian Văn hoá Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Với giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm, Thảo dẫn dắt tôi vào câu chuyện của bản thân mình khi bén duyên với dự án truyền thông đặc biệt này: "Điểm xuất phát của mình khá đặc biệt khi mình học chuyên ngành kinh tế. Dường như giữa kinh tế và lịch sử không có điểm giao thoa nào. Thế nhưng những khi có thời gian, mình có thú vui đọc sách, review sách, quan tâm đến lịch sử và các câu chuyện văn hoá.

Cơ duyên để mình tham gia thực hiện dự án đến rất bất ngờ. Tình cờ trong lần Gavisto Diplomat đồng tổ chức một sự kiện văn hoá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mình có cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện cùng các anh chị tại đây, đặc biệt là anh Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Sau đó mình nhận thấy có một điểm chung lớn giữa Gavisto và các anh chị ở đây là đều mong muốn được lan toả những giá trị tốt đẹp của văn hoá và lịch sử dân tộc đến với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Vì vậy, chúng mình cùng các anh chị tại di tích đã cho ra đời Dự án Không gian Văn hoá Văn Miếu - Quốc Tử Giám sau hơn 6 tháng ấp ủ và chuẩn bị một cách chỉn chu nhất”.

{keywords}

Giữa vô vàn các vấn đề mới mẻ và hiện đại, điều gì đã thôi thúc bạn lựa chọn truyền thông về lĩnh vực lịch sử?

Nhớ lại một khoảnh khắc khi được trao đổi với thầy Wynn Gadkar-Wilcox - diễn giả của Toạ đàm tại Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám, bản thân mình cũng rất ngạc nhiên về tình yêu và niềm đam mê của thầy dành cho Lịch sử Việt Nam. Người nước ngoài còn yêu thích lịch sử Việt Nam như vậy, hà cớ gì chúng ta lại không thử tìm hiểu và yêu thích chính lịch sử - văn hoá nước nhà?

Suốt mấy ngàn năm dựng xây và giữ nước, lịch sử đã hun đúc nên rất nhiều con người tài hoa và những bài học có giá trị mà đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa. Ví như câu chuyện được trọng dụng từ khi còn trẻ của danh tướng Lý Thường Kiệt, hay câu chuyện dạy con của Từ Dụ Hoàng Thái Hậu…. Truyền thông về lịch sử cũng là giúp mọi người nhận ra chúng ta chẳng cần học hỏi ở đâu xa xôi vì ta có thể học hỏi từ chính những thế hệ đi trước.

Mình nghĩ rằng, tình yêu dành cho văn hoá – lịch sử nước nhà luôn có trong trái tim mỗi người Việt Nam. Chúng ta được học về lịch sử - văn hóa từ rất sớm, thông qua những quyển sách giáo khoa Ngữ văn, Lịch sử. Chúng ta từng say mê theo dòng chảy thời gian của dân tộc từ thời Hùng Vương cho đến nhà Nguyễn, từ Bình Ngô đại cáo cho đến Nam quốc sơn hà. Văn hoá - lịch sử chính là máu, là thịt đang chảy trong huyết quản mỗi chúng ta, chỉ là đôi khi vì cuộc sống bộn bề mà chúng ta không dành được nhiều thời gian cho nó. 

Bởi vậy mà mong muốn đánh thức tình yêu văn hoá – lịch sử trong mỗi người, đưa Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám vượt khỏi ý nghĩa một điểm tham quan trở thành một nơi bình yên để tất cả chúng ta tìm về với những giá trị tốt đẹp, cội nguồn của dân tộc ngay giữa thủ đô sôi động là mục tiêu của chúng mình khi thực hiện dự án.

{keywords}

Được biết bạn là người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực truyền thông. Vậy theo bạn, truyền thông cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám có gì khác so với các dự án thuộc lĩnh vực khác? 

Đối với mình thì mỗi một lĩnh vực đều có những nét khác biệt đặc sắc riêng. Với Văn Miếu – Quốc Tử Giám, điểm thú vị là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, thậm chí là với những ứng dụng công nghệ tương lai. Bên cạnh đó, ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn song hành hai câu chuyện, văn hoá – lịch sử là một câu chuyện, và bản thân di tích là một câu chuyện khác.

Khi truyền thông cho Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chúng mình không chỉ truyền thông cho một di tích vì nơi đây vốn đã rất nổi tiếng rồi, mà chúng mình còn muốn truyền thông cả những giá trị lịch sử - văn hoá của dân tộc đan xen trong đó. Và đồng thời, khi truyền thông về lịch sử - văn hoá, chúng mình cũng muốn Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một địa điểm cả về mặt địa lý và tinh thần, nơi chúng ta có thể tìm về với cội nguồn, và nâng bước cho tình yêu văn hoá – lịch sử trong mỗi người.

Cũng chính vì thế mà khi bắt đầu, mình và các thành viên đội ngũ khá lo lắng. Là người phụ trách chính về nội dung, mình lo rằng không biết định hướng này có phù hợp với phong cách di tích không, hay có khiến cho mọi người thất vọng không.

Quá trình làm mình cũng không nghĩ nhận được nhiều sự quan tâm như thế, nhận được phản hồi từ mọi thế hệ, từ những người trong và ngoài nước.

{keywords}

Các bạn đã làm thế nào để mang hình ảnh truyền thống của di tích đến gần với công chúng hiện đại?

Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn luôn là một di tích có giá trị trường tồn từ quá khứ cho đến hiện tại và cả tương lai. Chúng ta không “làm mới” di tích mà chỉ bổ sung, ứng dụng những thành quả công nghệ hiện đại để bảo tồn và phát triển, đưa những giá trị văn hoá của di tích đến gần hơn với mọi người. Không thể phủ nhận rằng di tích đang ngày càng trở nên thân thiện với mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Nếu xét về khía cạnh “có gì mới”, ngoài Dự án truyền thông Không gian Văn hoá Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì có thể kể đến hệ thống bảng mã QR có thuyết minh, mà tại đó, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối 3G và tai nghe, các bạn có thể tự tìm hiểu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hoặc là công nghệ 3D Mapping mà di tích đang cố gắng thử nghiệm, để tái dựng lại những câu chuyện lịch sử cũng như những bài học sâu sắc về “đạo Học” bằng những hình ảnh, âm thanh sống động ngay trong khuôn viên của Văn Miếu.

Hình ảnh của di tích còn lưu dấu ấn trong lòng công chúng qua các sản phẩm mang tính ứng dụng cao như sổ có hoạ tiết trích xuất từ logo, để tạo cảm giác rằng mỗi vị khách tới tham quan đều có thể mang một phần giá trị của Văn Miếu trở về theo mình. Và tương lai các bạn có thể sẽ thấy nhiều sản phẩm ứng dụng phù hợp với tâm lí thế hệ trẻ mang màu sắc và giá trị của di tích hơn nữa.

Thân thiện từ những điều lớn, hình ảnh của di tích còn gần gũi với mọi người từ những điều nhỏ bé đầy tinh tế mà có thể làm tròn đầy hơn trải nghiệm của các bạn khi tham quan. Ví dụ như hệ thống WC đạt chuẩn, máy rửa tay và đo thân nhiệt, hay sắp tới là quán cà phê nhỏ yên tĩnh, ấm áp ngay tại khuôn viên Văn Miếu… Mình nghĩ tất cả những nỗ lực “hiện đại hoá” này đều nhằm mục tiêu lớn nhất là đưa Văn Miếu đến gần hơn với mọi người.

{keywords}

Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng gì đối với quá trình quảng bá di tích không?

Đại dịch quả thật đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của di tích. Đầu tiên, di tích phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Vì vậy, gần như tất cả những hoạt động văn hoá đều phải dừng lại, kéo theo sự đình trệ của nhiều dự án và các chương trình, sự kiện.

Tuy thế, mình nghĩ cũng chính khó khăn này là động lực để đội ngũ thay đổi và tìm ra những hướng đi mới, đó là đến với mọi người thông qua những nền tảng mạng xã hội. Và từ đó, chúng mình lại có thể kết nối được với những bạn yêu văn hoá – lịch sử ở trong và ngoài nước.

Hệ thống chương trình Mạn đàm là một trong những nỗ lực thử nghiệm – bây giờ thì là thường niên - để những chương trình văn hoá có thể “sống” ngay cả trong đại dịch. Mình nghĩ thực sự lịch sử là sợi dây kết nối các thế hệ, những người yêu lịch sử Việt Nam bất kể khoảng cách.

{keywords}

Bản thân bạn cảm thấy điều gì là quý giá nhất sau một thời gian đồng hành với Dự án Không gian Văn hoá Văn Miếu - Quốc Tử Giám?

Điều quý giá nhất mà mình nhận được có lẽ là niềm tin của mọi người. Những phản hồi, sự chia sẻ cảm xúc, sự ủng hộ của mọi người chính là điều khiến cho mình luôn thấy hạnh phúc với hành trình này, là động lực cho mình cũng như đội ngũ tiếp tục phát triển.

Ngoài ra, mình còn có được sự sáng tạo không giới hạn về chủ đề lịch sử và được tạo điều kiện để sáng tạo. Từ đó, chính mình đã được khơi dậy rõ nét hơn một tình yêu văn hoá - lịch sử và có dũng khí lan toả điều đó tới mọi người.

Sau những toạ đàm văn hoá trực tuyến, bạn có dự định gì trong thời gian tới?

Trong tương lai gần, khi dịch bệnh đã ổn hơn, mình sẽ cùng đội ngũ đồng hành với Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong các dự án truyền thông đa kênh, các sự kiện cả trực tuyến và trực tiếp tại di tích hay tổ chức các workshop sáng tạo. Đồng thời, chúng mình cũng có dự định tiếp tục cùng anh Lê Xuân Kiêu và các anh chị tại di tích nỗ lực hết mình trong việc quảng bá văn hóa Việt, đưa di tích đến gần hơn với thế hệ trẻ qua nhiều hình thức khác nhau. Và đặc biệt, chúng mình ấp ủ tái hiện lại “đạo Học” tại không gian trường Quốc Tử Giám xưa, đem đến cho mọi người những trải nghiệm chân thực nhất về câu chuyện của chính di tích.

Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Chúc bạn và dự án có nhiều thành công tốt đẹp trong tương lai!

{keywords}

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Đang cập nhật dữ liệu !