Những lầm tưởng về cướp biển mà ai cũng 'tin sái cổ'
Chỉ đàn ông mới làm cướp biển, chân gỗ và mất một con mắt ... là những lầm tưởng phổ biến mà nhiều người nói về cướp biển.
Nghĩ tới cướp biển, người ta thường liên tưởng ngay đến những hình ảnh ghê sợ, kẻ độc ác, máu lạnh và các trận chiến cướp bóc tàn bạo, chột mắt, chân gỗ....
Tuy nhiên, các quan niệm phổ biến đó không hoàn toàn là sự thật. Có hàng trăm bộ phim, sách về cuộc đời của những tên cướp biển. Nhưng hầu hết những 'sự thật' mà nhiều người vẫn tin về cướp biển đều là hư cấu, nói quá lên.
Dưới đây là các lầm tưởng về cướp biển nhưng mọi người vẫn tin và xuất hiện trong nhiều bộ phim.
Chỉ đàn ông mới là cướp biển
Có thể bạn thường nghe nói rằng phụ nữ xuất hiện trên tàu mang lại vận đen hơn là may mắn. Nhưng theo những câu chuyện về cướp biển, điều này không đúng. Ví dụ như người phụ nữ có tên Jeanne de Clisson đã bán hết tài sản của mình và ra biển cắm cờ đen để trả thù cho chồng.
Sayyida al Hurra là một tên cướp biển nổi tiếng khác. Cô làm việc với tên cướp Barbarossa và kiểm soát vùng biển Địa Trung Hải khoảng đầu thế kỷ XVI. Cô là một trong những nữ cướp biển nổi tiếng nhất.
Cướp biển chỉ hoạt động trên biển
Tất nhiên, đã gọi là cướp biển thì hoạt động chính của họ gắn liền với biển. Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ này cũng tham vọng thực hiện cuộc chiến chinh phục các thành phố gần đó. Cướp biển Hayreddin Barbarossa nổi tiếng vì điều này. Ông trở thành người cai trị Algeria, xâm chiếm một số thành phố ở Tây Ban Nha, Italia.
Henry Morgan huyền thoại là một chuyên gia trong các cuộc thám hiểm trên đất liền. Ông đã chinh phục Panama, vài năm sau, trở thành phó thống đốc của Jamaica.
Các thuyền trưởng có quyền lực tuyệt đối
Thật khó tin nhưng những đội cướp biển ủng hộ sự dân chủ, tất cả các vị trí chủ chốt đều do thành viên bầu ra. Mọi quyết định như đi đến khu vực nào, cướp của ai, làm gì với các tù nhân, đều do mọi thành viên trên tàu biểu quyết.
Cướp biển bắt tù nhân đi bộ trên tấm ván nhỏ
Người đầu tiên phát minh ra việc cho tù nhân đi bộ bằng ván là nhà văn Daniel Defoe trong cuốn sách nổi tiếng về cướp biển 'A General History of the Pyrates'. Sau đó, ý tưởng này đã được các nhà văn khác sử dụng và dần trở nên phổ biến.
Trên thực tế, không có bằng chứng cho thấy cướp biển thực sự bắt tù nhân làm những việc như vậy.
Cướp biển dùng chân gỗ, mắt chột
Một trong những hình dung đầu tiên của nhiề người khi nói về cướp biển đó là chân gỗ và chột mắt. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
Những tên cướp biển thường bị thương nhưng chân của họ không phải lúc nào cũng lắp chân gỗ thay thế. Việc đeo miếng che mắt không có nghĩ mắt họ bị hỏng một bên. Cướp biển sử dụng miếng che một mắt để giúp điều chỉnh với tình trạng thiếu ánh sáng trong trường hợp họ cần tấn công vào phòng tối.
Cướp biển chỉ đi tìm kho báu
Theo các truyền thuyết phổ biến, những tên cướp biển ăn cắp và chôn giấu rất nhiều kho báu trên các hòn đảo hoang, do đó trên thế giới có rất nhiều vàng bị lãng quên. Tuy nhiên, đó không hoàn toàn là sự thật.
Họ sẽ ăn cắp vàng bạc châu báu của những con tàu khác nhưng cướp biển chủ yếu cướp thực phẩm, vũ khí, lưới đánh cá, thuốc men và các vật dụng hữu ích khác để sinh tồn.
Vẹt là bạn đồng hành, luôn xuất hiện trên vai
Những con vẹt dễ vận chuyển và có giá trị cao. Nhưng không có bằng chứng cho thấy cướp biển luôn mang vẹt đồng hành bên mình.
Trên thực tế, trên thuyền họ vận chuyển cả mèo vì mèo bắt chuột giỏi, thậm chí có thời điểm người ta tin rằng mang mèo đi sẽ gặp nhiều may mắn.
Trò chơi trẻ em trở thành môn thể thao độc nhất vô nhị ở Nhật Bản như thế nào?
Hàng năm, hàng chục đội từ khắp Nhật Bản tập hợp đến thị trấn Ito để tranh tài tại một trong những sự kiện thể thao độc đáo nhất thế giới - Giải vô địch đấu gối toàn quốc.
Hoàng Dung (lược dịch)