Chuyển giao S-500 cho Belarus sẽ mở ra cơ hội mới cho Nga?

Theo Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, ban lãnh đạo, quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đồng ý với toàn bộ danh sách vũ khí mà Belarus đề xuất mua và giao hàng vào năm 2025.

Mới đây, sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã phát biểu về 28 chương trình hợp tác. Trong số đó, Minsk đã đặt hàng số vũ khí trị giá hơn 1 tỉ USD gồm, máy bay chiến đấu, trực thăng, hệ thống phòng không Tor-M2 và các thiết bị quân sự khác sẽ được chuyển giao cho Belarus đến năm 2025.

Phát biểu với phóng viên, ông Lukashenko nhấn mạnh: “Tôi rất cảm ơn ban lãnh đạo, quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã nhất trí về toàn bộ danh sách vũ khí sẽ có mặt ở đây vào năm 2025”.

{keywords}
Minsk và Moscow đã nhất trí về danh sách vũ khí trị giá hơn 1 tỉ USD sẽ được chuyển giao cho Belarus đến năm 2025. (Ảnh: RIA)

Theo đó, nếu những vũ khí này được Belarus mua sắm sẽ giúp nước này trở thành quốc gia có trang bị vũ khí mạnh hàng đầu ở Đông Âu.

Lý giải về thương vụ này, ông Lukashenko cho biết: “Phía Tây của Belarus đã được các hệ thống tên lửa S-300 bảo vệ hoàn toàn nhưng phía Nam thì chưa”.

Trong cuộc gặp với ông Putin, Tổng thống Belarus đã được thông báo về khả năng hệ thống chống tên lửa mới S-500 của Nga được lên kế hoạch đưa vào trang bị vào cuối năm nay.

Dự kiến, Minsk sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của hệ thống mới cùng với Algeria, Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo MilitaryWatch, đối với Moscow, thỏa thuận này hứa hẹn nhiều lợi ích hơn là chỉ mang lại lợi ích thương mại.

Theo hiệp ước liên minh, Belarus và Nga đang trao đổi thông tin tình báo, vì vậy việc triển khai hệ thống S-500 tầm xa gần biên giới phía Tây Belarus sẽ cho phép Moscow kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bao gồm cả Đức. Đây là một lợi thế chiến lược vô cùng quan trọng.

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 do Tập đoàn Almaz-Antei của Nga chế tạo và phát triển. Được biết, hiện tập đoàn này đang hoàn tất việc phát triển các tên lửa mới cho hệ thống. S-500 là hệ thống tên lửa tầm xa thuộc phiên bản cải tiến của S-400. Hệ thống được kỳ vọng có thể đánh chặn tới 10 tên lửa đạn đạo đang bay cùng một lúc. Hệ thống tên lửa S-500 cũng có tầm radar được mở rộng hơn so với S-400.

Được biết, khi phát triển hệ thống phòng không S-500 quân đội Nga đã tích hợp một khả năng “độc nhất vô nhị” vào loại vũ khí này, cho phép nó có thể tiêu diệt ngay cả tàu vũ trụ quân sự nếu quỹ đạo ở độ cao tới 200 km. Không giống như các tên lửa chống vệ tinh đặt trong hầm chứa của Nga, tổ hợp S-500 có thể được triển khai bí mật ở mọi nơi trên thế giới để tấn công các vệ tinh quân sự của đối phương.

S-500 là hệ thống kế nhiệm của S-400 và là sự thay thế tên lửa chống tên lửa đạn đạo A-135. S-500 có thể khiến các hệ thống tên lửa của Mỹ như Patriot, hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm trở nên lỗi thời.

Ngoài ra, S-500 Prometheus có tầm bắn lên tới 600 km và có thể nhằm bắn cùng lúc 10 mục tiêu. S-400 chỉ có thể tiêu diệt 6 mục tiêu. Hệ thống S-500 được mong đợi sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với hệ thống S-400 hiện nay của Nga và hệ thống Patriot Advanced Capability-3 của Mỹ.

Thực hư việc Sudan đồng ý đặt căn cứ quân sự Nga trong 25 năm

Thực hư việc Sudan đồng ý đặt căn cứ quân sự Nga trong 25 năm

RIA dẫn một số nguồn tin quân sự cho biết, chính quyền Sudan sẵn sàng đặt một căn cứ Hải quân Nga trên lãnh thổ nước này để đổi lấy hỗ trợ kinh tế.

Thanh Bình (lược dịch)

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !