Tên lửa ‘sát thủ boongke’ của Nga sẵn sàng xuất khẩu
RIA dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, khách hàng nước ngoài đầu tiên sẽ nhận được lô tên lửa xuyên phá bê tông Kh-59MKM vào cuối năm nay.
“Tên lửa được thiết kế để tấn công vào các sở chỉ huy được bảo vệ nghiêm ngặt và có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ bằng bê tông”, nguồn tin cho biết.
Mặc dù Kh-59MKM được giới thiệu lần này không được coi là một bản nâng cấp công nghệ cao, nhưng việc sử dụng nó thể hiện một hướng của vũ khí không đối đất trong những năm gần đây, đó là tăng cường khả năng thâm nhập mặt đất để đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu khó phá hủy ở sâu trong lòng đất.
Xét về góc độ kỹ thuật, tên lửa Kh-59MKM không phải là tiên tiến, nhưng nó chứng tỏ rằng, các ứng dụng công nghệ tương tự ngày càng trở nên rộng rãi và hiện vũ khí này không còn là độc quyền của Mỹ. (Ảnh: RIA) |
Lần đầu tiên, Kh-59MKM phiên bản xuất khẩu được giới thiệu tại Triển lãm Hàng không MAKS-2021. Đây là phiên bản hiện đại hóa của tên lửa Liên Xô Kh-59 “Ovod”, được phát triển bởi Cục thiết kế chế tạo máy nhà nước “Raduga” dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm thiết kế I. Selezneva.
Đặc điểm chính của Kh-59MKM là thiết kế đầu đạn xuyên phá song song với phụ tải chính nặng 320 kg và phụ tải trước có tổng trọng lượng 40 kg. Tên lửa phát hiện mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường tự động SNAU-59MK-02, do đó độ chính xác tên lửa giảm từ 3-5 lần, độ lệch mục tiêu đến 10 mét.
Trọng lượng phóng của Kh-59MKM là 930 kg, chiều dài 5,7 mét, sải cánh 1,3 mét. Độ cao bay từ 15 đến 2.000 mét. Phạm vi bay tối đa là 285 km.
Ngoài khả năng diệt hạm như nguyên bản, phiên bản Kh-59MKM còn được thiết kế để thực hiện tấn công mục tiêu kiên cố trên đất liền như các cơ sở công nghiệp và năng lượng, đập thủy điện cũng như các cơ sở hậu cần trên biển và trên bộ.
Theo nhà sản xuất tên lửa, Công ty Cổ phần Tên lửa Chiến thuật (KTRV), Kh-59MKM là phiên bản nâng cấp sâu và mới nhất của Kh-59MK - dòng tên lửa đang được một số khách hàng tại Đông Nam Á đang vận hành tiêm kích Su-30MK sử dụng.
Tên lửa có thể tấn công mục tiêu với bán kính chệch mục tiêu (CEP) thấp hơn 10 mét. Tên lửa sau khi phóng sẽ bay cách mặt nước 10-15 mét, tiếp cận mục tiêu hạ xuống 4-7 mét.
Được biết, dòng tên lửa Kh-59 gần như là cấu hình tiêu chuẩn của các máy bay chiến đấu xuất khẩu của Nga, và quân đội Nga cũng đã trang bị một số lượng lớn tên lửa cải tiến, bao gồm cả phiên bản tàng hình Kh-59MK2 mới cũng đã được thử nghiệm trên Su-57.
Trong tên lửa Kh-59MKM, 4 đầu đạn nổ lõm này, khi nổ sẽ tạo thành luồng phản lực kim loại, tạo ra nhiệt độ và áp xuất cực cao, tạo ra khả năng xuyên qua những lớp vỏ cứng, để tạo điều kiện cho đầu đạn chiến đấu chính phía sau, tiếp cận gần hơn lõi mục tiêu.
Hiện nay, đầu đạn xuyên giáp tổng hợp ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các loại vũ khí không đối đất có trọng lượng lớn, chẳng hạn như tên lửa Taurus của châu Âu. So với những loại tên lửa lớn như Kim Ngưu của Hàn Quốc, thì thân của tên lửa Kh-59 cũng nhỏ hơn một chút.
Chuyên gia giải thích lý do quân đội Nga tăng số lượng quân nhân dự bị
Hôm 6/9, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố quyết định tăng số lượng quân dự bị trong quân đội nước này.
Thanh Bình (lược dịch)