Chuyên gia tiết lộ ‘những người chiến thắng’ trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine
Nhà kinh tế Pháp, Cố vấn khoa học cho Trung tâm Nghiên cứu Cao cấp và Thông tin Quốc tế Paris Michel Aglietta, trong một cuộc phỏng vấn với Le Monde đã tiết lộ “những người chiến thắng” trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo chuyên gia này, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ thúc đẩy thế giới từ bỏ quyền bá chủ của đồng USD, đồng thời củng cố vị thế của đồng nhân dân tệ trên bình diện quốc tế.
Theo ông Aglietta, từ năm 2001-2021, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối thế giới đã giảm từ hơn 70% xuống 59%. Trong khi, sức mạnh của đồng nhân dân tệ vẫn còn hạn chế, nhưng đang tăng lên nhanh chóng.
Chuyên gia tiết lộ ‘những người chiến thắng’ trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. (Ảnh: Pixabay) |
“Bởi vì một số quốc gia - đặc biệt là các quốc gia châu Á đang cố gắng rời khỏi khu vực ảnh hưởng của phương Tây”, ông Aglietta nói và nói thêm rằng về vấn đề này, các sự kiện ở Ukraine sẽ thúc đẩy “sự tăng giá của đồng nhân dân tệ trên trường quốc tế và sự mất vị trí thống trị của đồng USD”.
Theo nhà kinh tế người Pháp, Trung Quốc đã có được lợi thế trong lĩnh vực này nhờ đồng nhân dân tệ kỹ thuật số được lưu thông tự do trên toàn lãnh thổ của mình. Đồng thời, những khó khăn với đồng tiền tệ của Mỹ bắt đầu xuất hiện ngay từ những năm 1980, khi “toàn cầu hóa, tự do hóa” bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Ông Aglietta cho rằng, tiền tệ kỹ thuật số sẽ giúp củng cố sự độc lập của các quốc gia khỏi các dòng tài chính quốc tế. Nhưng trong trường hợp như vậy, để các quốc gia này giao dịch với nhau và tránh hỗn loạn tài chính, cần phải cải cách sâu rộng trong hệ thống tài chính toàn cầu cũng như tạo ra một giao thức kỹ thuật số chung. Ngoài ra, một bước đi như vậy sẽ đòi hỏi phải tăng cường hợp tác quốc tế.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị chính phủ đẩy nhanh việc chuyển giao thương mại nước ngoài khỏi USD và euro. Ông Putin cũng kêu gọi thanh toán bằng đồng ruble và “bằng tiền tệ quốc gia của những nước là đối tác kinh doanh đáng tin cậy”.
Trong khi đó, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin gọi việc từ chối thanh toán bằng đồng USD và euro cho khí đốt là một quyết định lịch sử, nếu thiếu nó thì không thể tạo ra chủ quyền tài chính và kinh tế của Nga. Đây là một bước để phi đồng USD hóa nền kinh tế.
Theo nhà phân tích quốc tế trong lĩnh vực vận chuyển và lưu trữ hydrocacbon Vladimir Demidov, “việc chuyển các khoản thanh toán sang đồng tiền quốc gia là một sự kiện quan trọng, nhưng hiệu quả lâu dài vẫn khó đánh giá. Điều này sẽ dẫn đến sự mạnh lên của đồng ruble. Ngoài ra, các công ty phương Tây sẽ phải vay từ các ngân hàng và tổ chức tài chính ở Nga, điều này cũng sẽ buộc đồng ruble phải thả nổi hoặc tăng giá hơn nữa.
Thanh Bình (lược dịch)
Vì sao người châu Âu ít mua ô tô hơn?
Theo Bloomberg, doanh số bán ô tô ở châu Âu tiếp tục giảm do xung đột ở Ukraine làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng và thúc đẩy lạm phát kỷ lục làm giảm nhu cầu ngay cả khi tình trạng thiếu hụt giảm bớt.
Tình hình Nga-Ukraine: Nga thử nghiệm tên lửa vào lúc ‘nhạy cảm’ với Kiev
Bộ Quốc phòng Nga mới đây thông báo phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) siêu hạng nặng Sarmat từ sân bay vũ trụ Plestsk.