Chuyên gia Nhật Bản: ‘Việc xả nước từ nhà máy điện Fukushima 1 là an toàn’
Việc xả nước tinh khiết sắp tới từ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản Fukushima 1 sẽ an toàn cho môi trường nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) công bố.
Nhận định trên của Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bức xạ tại Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Đại dương tỉnh Fukushima, Tooru Watanabe bày tỏ ý kiến trong một cuộc phỏng vấn với TASS.
“Nếu mọi thứ được thực hiện như đã nêu, tôi nghĩ rằng nó sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì”, ông Watanabe nói. Đồng thời, ông Watanabe nhấn mạnh rằng, tình trạng nước được tích trữ lâu ngày trong các bồn chứa trên lãnh thổ của nhà máy điện hạt nhân có thể gây lo ngại.
Nhật Bản dự định sẽ tích cực thông báo cho công chúng về việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. (Ảnh: TASS) |
Ngoài ra, ông Watanabe giải thích: “Tôi nghĩ nhiều người đang lo lắng về việc liệu nguồn nước này có theo đúng quy trình, liệu có thay đổi gì trong một thời gian dài như vậy hay không. Tất nhiên, trước khi xả thải, cần phải kiểm tra thêm”.
Trước đó, đại diện của TEPCO cho biết, công ty xin xả nước từ nhà máy điện Fukushima 1 đã qua xử lý vào mùa xuân năm 2023.
“Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác toàn bộ quá trình này sẽ hoạt động như thế nào, vì vậy rất khó để nói chính xác. Nhưng tôi nghĩ rằng cần phải tăng số lượng mẫu hàng ngày”, đại diện TEPCO cho biết.
TEPCO đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, trước khi xả thải nước được lọc trong một hệ thống đặc biệt sẽ được pha loãng với nước biển theo tỷ lệ nhất định. Dự kiến một đường hầm có đường kính khoảng 2,5 mét, với chiều dài khoảng 1 km kéo dài về phía Đông Thái Bình Dương sẽ được xây dựng, từ các bể chứa chứa đã qua xử lý của nhà máy Fukushima để thoát nước ra đại dương.
Bằng cách này, nước xả sẽ không trộn lẫn với nước được sử dụng để pha loãng với nước đã xử lý trước khi thải ra ngoài. Ngoài ra, việc xả nước có thể bị dừng lại bất cứ lúc nào và nơi xả nước sẽ cách ngư trường một khoảng cách vừa đủ để không làm tổn hại đến ngư trường theo bất kỳ hình thức nào.
Xả nước từ các nhà máy điện hạt nhân
Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 4 đã cho phép đổ một lượng nước đáng kể từ nhà máy điện Fukushima 1 ra đại dương, nơi được cho là phần lớn phóng xạ nhưng vẫn chứa tritium, một đồng vị phóng xạ của hydro. Theo Tokyo, hàm lượng triti trong nước thải sẽ đạt tới 1/4 tiêu chuẩn an toàn do Ủy ban Quốc tế về bảo vệ phóng xạ và chính phủ Nhật Bản thiết lập và 1/7 tiêu chuẩn cho phép đối với nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hiện tại, hơn 1,25 triệu tấn nước tinh khiết đã tích tụ trong các bể thép trên lãnh thổ của nhà máy điện hạt nhân. Nó được cho là sẽ được đổ xuống đại dương theo từng giai đoạn trong hơn 30 năm. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dự định theo dõi quá trình này một cách liên tục.
Các nước láng giềng của Nhật Bản, bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc, đã bày tỏ quan ngại về vấn đề này. Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết, nước này mong đợi các giải trình chi tiết từ Tokyo về tất cả các khía cạnh liên quan đến kế hoạch xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Theo TEPCO, sẽ mất khoảng 100 tỉ yên (910 triệu USD) để xử lý và lưu trữ lượng nước nhiễm xạ này.
Ông Biden ‘suýt’ ngủ quên tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow
Kênh RT Telegram đưa tin, hôm 1/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden suýt ngủ quên tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland.
Thanh Bình (lược dịch)