Chuyên gia đề xuất nối lại tập trận, Mỹ - Hàn có nên chọc giận Triều Tiên?

Quân đội Mỹ - Hàn nên nối lại các cuộc tập trận quy mô lớn để Triều Tiên phải suy nghĩ lại và nhận ra rằng họ đang đi quá giới hạn.

Đây là lời phát biểu tại một hội thảo trực tuyến được Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tài trợ của ông Vincent Brooks, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, tổ chức.

“Giờ là thời điểm thích hợp để nói chúng ta sẽ tiến hành tập trận như mùa hè năm ngoái. Các cuộc tập trận không còn là vấn đề mà chúng ta muốn thảo luận với Triều Tiên bởi đơn giản đây không phải là vấn đề Triều Tiên có thể gây ảnh hưởng về sau này”, ông Brooks nói.

Nhận định của ông Brooks được đưa ra sau sự kiện Triều Tiên bất ngờ cho phá hủy văn phòng liên lạc chung liên Triều ở thành phố biên giới Kaesong vào chiều ngày 16/6, sau loạt cáo buộc Seoul không thể ngăn chặn hoạt động rải truyền đơn chống phá Bình Nhưỡng ở khu vực biên giới.

{keywords}
Triều Tiên nhiều lần phản đối quân đội Mỹ - Hàn tiến hành tập trận chung. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Ngoài ra, Triều Tiên còn cảnh báo triển khai quân đội tới vùng phi quân sự (DMZ) và cả khu công nghiệp chung Kaesong, cũng như khu nghỉ dưỡng trên núi Kumgang. Dây đều là những khu vực nằm sát biên giới Hàn Quốc.

Chia sẻ với tờ Korea Herald, ông David Maxwell, nhà nghiên cứu cấp cao tại Tổ chức Quốc phòng Dân chủ ở Washington cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ “đề xuất tái tổ chức các cuộc tập trận chung quy mô đầy đủ” và xem đây là một phần trong “chiến lược bóp nghẹt chiến lược” nhằm vào Bình Nhưỡng.

Song một số nhà phân tích lại cho rằng Seoul cần có phương thức giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên một cách thận trọng hơn.

Cụ thể, theo ông Robert Manning, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, “chừng nào nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn đứng bên phần lãnh thổ Triều Tiên trong DMZ và chưa ra lệnh nổ súng, hãy cứ phớt lờ. Tôi cho rằng không có lợi gì nếu như Mỹ hay Hàn Quốc đưa ra phản ứng”, ông Manning nói.

Cũng theo ông Michael O’Hanlon, nhà nghiên cứu ở Viện Brookings, “dù tôi thích sự cương quyết, nhưng tôi cũng không thích tự đi vào DMZ trong thời điểm này”.

Ông O’Hanlon nhấn mạnh thêm, điều mà Washington cần làm là khôi phục con đường ngoại giao cùng với “một chiến lược mang tính thực tế” để Bình Nhưỡng hiểu rằng, họ sẽ nhận lại được gì nếu như Mỹ - Triều có một thỏa thuận thành công.

Nhiều chuyên gia hiện vẫn bất đồng ý kiến trước việc dự đoán chừng nào tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ hạ nhiệt. Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng, việc Seoul chịu nhân nhượng trước các yêu cầu của Bình Nhưỡng sẽ gần như giúp căng thẳng hai bên được hóa giải.

Song ông Bruce Bennett, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chức RAND Corp lại không đồng tình với quan điểm trên và khẳng định, “Tôi hy vọng đây không phải là điều mà Hàn Quốc sẽ quyết định làm”.

Theo thỏa thuận quân sự được Hàn – Triều ký kết cũng như cam kết trong các cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, Mỹ - Hàn đã đồng thuận từ bỏ hoặc cắt giảm quy mô các cuộc tập trận chung để hình thành lòng tin và xây dựng nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Bởi lâu nay, Bình Nhưỡng xem các cuộc tập trận chung của Mỹ - Hàn là hành động chuẩn bị cho cuộc xâm lược nhằm vào Triều Tiên. Do đó, nếu Mỹ - Hàn nối lại diễn tập chung quy mô lớn, đây có thể là hành động chọc giận thêm Triều Tiên.

“Sản phẩm” của Hàn Quốc

Trong cuốn sách sắp được xuất bản, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng, chính sách ngoại giao đối với Triều Tiên của Tổng thống Donald Trump thực ra là “sự sáng tạo” của Hàn Quốc. Và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un có thể thao túng Tổng thống Trump.

Theo CNN, trong cuốn hồi ký mang tên “The Room Where It Happened” sắp được phát hành vào tuần tới, ông Bolton đã kể lại khá chi tiết những bất đồng giữa ông với Tổng thống Trump trong khoảng thời gian trước, giữa và sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên ở Singapore vào tháng 6/2018.

“Toàn bộ những điều phi lý ngoại giao là sản phẩm của Hàn Quốc. Chúng liên quan nhiều hơn tới chương trình ‘tái thống nhất’ chứ không tập trung vào ông Kim Jong-un hay Mỹ”, ông Bolton viết trong sách.

Cũng theo ông Bolton, bất chấp sự phản đối của các cố vấn, ông Trump vẫn “quyết tâm tiến hành họp mặt bằng mọi giá” và khi gặp ông Kim ở Singapore, hai nhà lãnh đạo chỉ tâng bốc nhau.

Khi được hỏi về ba cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim, ông Bolton chia sẻ với hãng tin ABC rằng, “đây chỉ được xem là cơ hội để chụp ảnh và báo chí đã không tập trung vào cái mà những cuộc gặp này muốn hướng tới là giành lợi thế mặc cả cho phía Mỹ”.

Liên quan tới biệt danh “Rocket Man” (Người Tên lửa) mà Tổng thống Trump đặt cho ông Kim Jong-un, theo ông Bolton, nhà lãnh đạo Mỹ muốn Chủ tịch Triều Tiên biết rằng, mỗi khi ông Trump gọi ông Kim như vậy chỉ muốn thể hiện sự yêu mến.

Sóng gió liên tiếp ập tới bán đảo Triều Tiên

Sóng gió liên tiếp ập tới bán đảo Triều Tiên

Sóng gió liên tiếp ập tới bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng khẳng định sẽ tiếp tục có hành động quân sự chống lại Seoul và Hàn Quốc cũng cảnh báo sẽ đáp trả quyết liệt. 

Minh Thu (lược dịch)

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !