Chuyên gia chỉ 7 lưu ý quan trọng đề phòng đột quỵ khi trời lạnh

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trong các tháng mùa đông vừa qua, số lượng bệnh nhân đột quỵ, các ca nặng tăng lên đáng kể.

Đặc biệt, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đã ghi nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Bệnh nhân đầu tiên là người đàn ông 67 tuổi, vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy do tắc đỉnh động mạch thân nền. Ngay lập tức, người này được can thiệp lấy huyết khối cơ học, giúp tái thông hoàn toàn.

Ca thứ 2 là bệnh nhân nam 57 tuổi, vào viện vì liệt nặng nửa người phải, mất khả năng giao tiếp. Phim chụp não cho thấy, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nhồi máu não cấp do huyết khối kéo dài. Bệnh nhân được điều trị tái tưới máu chỉ trong vòng vài phút sau đó.

Sau điều trị, hai bệnh nhân cải thiện tốt, chức năng vận động và giao tiếp gần như trở lại bình thường. 

Ca thứ 3 cũng là bệnh nhân nam 70 tuổi, vào viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa người phải và mất ý thức do tắc động mạch cảnh. Các bác sĩ đánh giá ca bệnh này tiên lượng rất nặng. 

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC

 Các chuyên gia cho rằng, trời lạnh khiến số người bị đột quỵ tăng đột biến. Theo nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Đột quỵ và Bệnh mạch máu não đã kiểm tra gần 172.000 ca nhập viện do đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở Mỹ và nhận thấy đột quỵ gia tăng đáng kể khi thời tiết lạnh hơn và đặc biệt khi nhiệt độ có sự dao động lớn.

Một nghiên cứu của Đức trên tạp chí Dịch tễ học châu Âu cũng nhận thấy rằng, khi nhiệt độ giảm 2,9 độ C trong 24 giờ, đột quỵ não tăng 11%. Đặc biệt, tỷ lệ này sẽ cao hơn đối với những người có sẵn nguy cơ đột quỵ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch…

Ngoài ra, một nghiên cứu về khoảng 56.000 ca tử vong do đột quỵ não trong hơn 10 năm, ở Sao Paolo (Brazil), cho thấy nhiệt độ giảm làm tăng số ca tử vong do đột quỵ não, đặc biệt là ở những người trên 65 tuổi.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trong các tháng mùa đông vừa qua, số lượng bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng lên đáng kể và số ca nặng cũng tăng cao.

PGS.TS Tôn chia sẻ thêm, nguy cơ bị đột quỵ tăng 80%, đặc biệt khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C và nhiệt độ giảm đột ngột. 

Chuyên gia cho rằng nhiệt độ lạnh có thể làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp. Yếu tố này cũng có thể làm máu cô đặc lại, dẫn đến hình thành cục máu đông. 

Trong mùa đông lạnh, nhiều người trở nên lười vận động tập thể thao hơn. Đây cũng có thể là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, trời lạnh mang lại nhiều căng thẳng stress cho cơ thể kết hợp những thói quen không lành mạnh như ăn và uống quá nhiều cũng gây đột quỵ.

Để phòng tránh đột quỵ khi trời lạnh:

1. Tránh tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh, đặc biệt khi lạnh dưới 15 độ C. Mặc quần áo ấm phù hợp khi đi ra ngoài: đội mũ len, đeo găng tay, đi giày, mặc quần áo ấm.

2. Thường xuyên theo dõi huyết áp khi thời tiết thay đổi. Ngay khi cơ thể có những thay đổi nhẹ hoặc huyết áp tăng cao bất thường, lập tức liên hệ với ​​bác sĩ.

3. Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát các bệnh lý nền thật tốt như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch…

4. Duy trì hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.

5. Thực hiện lối sống ăn uống lành mạnh: không ăn mặn, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol, không uống rượu và ăn quá nhiều.

6. Tránh căng thẳng, stress.

7. Không hút thuốc lá, thuốc lào.

Ngọc Trang

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !