Việt Nam nỗ lực cùng ASEAN chống đánh bắt cá trái phép

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam hy vọng tận dụng tầm ảnh hưởng để cùng các nước thành viên ASEAN chấm dứt hoạt động "Đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát" (IUU).

Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên ASEAN đã không ít lần rơi vào căng thẳng sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ban bố lệnh trừng phạt đối với hoạt động "Đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được kiểm soát" (IUU).

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam hy vọng thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN nhằm giải quyết bất đồng giữa EU – ASEAN đồng thời thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai bên.

Việt Nam hy vọng với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 có thể đẩy lùi hoạt động đánh bắt trái phép. (Ảnh minh họa)

Thẻ vàng

Đối với các nước Đông Nam Á, EU là một thị trường quan trọng chuyên nhập khẩu các mặt hàng hải sản có giá trị cao, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro do các chế tài và kéo các bên liên quan vào vòng xoáy căng thẳng.

Mặc dù, thị phần nhập khẩu hải sản từ các nước Đông Nam Á còn thấp nhưng khu vực này lại là nơi bị EC nhiều lần áp đặt lệnh trừng phạt. Theo đó, EC nhiều lần thi hành lệnh trừng phạt đối với các mặt hàng hải sản xuất khẩu từ Đông Nam Á do vi phạm IUU như phạt “thẻ đỏ” và “thẻ vàng” để chấm dứt hoạt động nhập khẩu hải sản từ khu vực này.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái, các mối quan hệ thương mại ASEAN – EU đang đối mặt với không ít khó khăn. Căng thẳng thương mại giữa EU với Indonesia và Malaysia cùng với lệnh trừng phạt “thẻ vàng” đối với Thái Lan, Việt Nam và Philippines cùng “thẻ đỏ” với Campuchia liên quan tới IUU đã tạo ra khung cảnh ảm đảm cho quan hệ thương mại ASEAN – EU.

IUU được biết tới là chương trình chống lại các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Vào năm 2002, EU ban hành IUU trên cơ sở triển khai “Kế hoạch hành động quốc tế” của Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2001, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động đánh bắt cá vi phạm IUU.

Mục đích mà IUU hướng tới là phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá dưới các hình thức đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Theo quy định IUU, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức thấp nhất là gấp 5 lần giá trị của sản phẩm sai phạm, gấp 8 lần giá trị cho các trường hợp tái phạm trong thời gian 5 năm. Ngoài ra, luật cũng đưa ra các biện pháp xử phạt khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm.

Nhận thức rõ những tác động tiêu cực từ IUU đối với môi trường và kinh tế, ASEAN đang tăng cường nỗ lực để ngăn chặn vấn đề này. Nói chung, để giải quyết vấn đề IUU, các nước thành viên ASEAN cần chú trọng tới những biện pháp để bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên cá, thống nhất cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường và nghề cá cũng như minh bạch các chính sách hàng hải quốc gia, hợp tác trong khu vực và sự đóng góp từ các tổ chức quản lý đánh bắt trong khu vực. 

Hồi tháng 4/2019, Thái Lan đã chủ trì một cuộc họp ASEAN với EU nhằm đưa ra những nỗ lực chống khai thác IUU. Tại cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Thái Lan cũng đã đưa ra sáng kiến thúc đẩy vai trò của các lực lượng vũ trang và các ban ngành liên quan tới IUU đồng thời nhận được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam và Philippines.

Bởi IUU không phải là vấn đề có thể giải quyết đơn phương. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (2020 – 2021), Việt Nam hy vọng tận dụng tầm ảnh hưởng để giải quyết các vấn đề liên quan tới IUU. Theo đó, những nỗ lực chung trong việc hạn chế và xóa bỏ IUU sẽ nằm trong nội dung của các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các cuộc họp cấp Bộ trưởng của 10 nước thành viên.

Việt Nam cũng đang thúc đẩy những nỗ lực đa phương để xóa bỏ IUU và kỳ vọng ASEAN sẽ tăng cường thêm nỗ lực để chống lại IUU trong năm nay.

Hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia

Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia lâu nay luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hồi tháng 8/2019, nhân chuyến thăm tới Hà Nội, Thủ tướng Malaysia lúc bấy giờ là ông Mahathir Mohamad cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ (MoU) giữa hai nước.

Cụ thể, hai bên chia sẻ quan ngại về vấn đề tàu thuyền xâm nhập và đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU). Hai Thủ tướng khẳng định tiếp tục các nỗ lực giải quyết vấn đề IUU bao gồm chia sẻ thông tin trong khuôn khổ Bản ghi nhớ (MOU) hiện có về Hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Malaysia.

Việt Nam cảm ơn Malaysia đã đối xử nhân đạo và hồi hương nhanh chóng thuyền viên, ngư dân bị bắt giữ; nhấn mạnh những nỗ lực hiện nay của phía Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về đánh bắt cá trách nhiệm cũng như xây dựng các cơ chế để giải quyết vấn đề IUU.

Tới ngày 16/2/2020, phát biểu trước các phóng viên, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết, Malaysia dự định ký kết một hiệp ước với Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan tới ngư dân biển sâu. Theo ông Saifuddin, Malaysia và Indonesia đã ký kết một hiệp ước tương tự và các quốc gia khác cũng có thể cùng ký kết với Việt Nam.

Nói cách khác, theo ASEAN Post, ASEAN và EU là hai thị trường năng động và sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên sẽ mang lại lợi ích song phương. Tuy nhiên, những lệnh trừng phạt hà khắc nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu chính của ASEAN như hải sản sẽ tạo ra căng thẳng không cần thiết giữa ASEAN và EU.

Để tránh căng thẳng bùng phát làm cản trở quan hệ ASEAN – EU, các nhà lãnh đạo liên quan cần tìm được tiếng nói chung để sớm giải quyết vấn đề này. 

Minh Thu

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !