Khi các ứng dụng của người Việt được ưa chuộng

Trong 2 năm qua khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các nền tảng công nghệ ngày càng chứng minh được vai trò của mình.

Đáng chú ý, các ứng dụng (app) phục vụ nhu cầu quản lý, trợ lý ảo, hỗ trợ công việc… (gọi chung là các app quản trị) đã dần thay thế con người và đáng mừng hơn do chính người Việt viết ra.

Khi công nghệ “len lỏi” vào cuộc sống

Thời gian qua, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có các app công nghệ hỗ trợ con người trong công việc, học tập, vui chơi giải trí… Điều đáng mừng hơn, các app do người Việt xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và người dùng trong nước ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.

Ví dụ, trong lĩnh vực bán hàng có Kiot Viet (Giải pháp quản lý dành cho cửa hàng bán lẻ - nhà hàng - cafe - spa vừa và nhỏ, shop bán online); với lĩnh vực quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ có Base (Tích hợp tất cả các ứng dụng doanh nghiệp trên cùng một nền tảng duy nhất). Với lĩnh vực báo chí, truyền hình, trợ lý MC ảo (AIClip.ai - công cụ tạo video ngắn với người dẫn chương trình là MC ảo) cũng là một ví dụ.

Có thể thấy, ở bất cứ lĩnh vực nào các app công nghệ đã phần nào thay thế và hỗ trợ đắc lực người dùng. Theo anh Nguyễn Hữu Thảo, Giám đốc một công ty nội thất: Trước đây, việc phân công nhân sự quản lý cho các dự án trong công ty thường bị trùng chéo nhiệm vụ và đầu việc. Từ khi dùng Base, sự tối ưu hóa thời gian và nhiệm vụ đến từng đầu mối nhân sự khiến công việc quản lý chung của anh Thảo nhàn đi rất nhiều, không còn phải gọi điện thúc giục tiến độ đối với các nhân viên như trước.

Cũng “giải phóng” được bản thân khỏi những đầu việc, chị Nguyễn Thị Đào (Chủ hệ thống tạp hóa gia đình tại Long Biên, Hà Nội) cho biết: Với phần mềm Kiot Viet, việc quản lý mã hàng, số lượng hàng vào ra, hàng tồn kho; doanh thu theo ngày… được cập nhật khá chi tiết theo thời gian thực. Cả hệ thống 5 cửa hàng tạp hóa của chị Đào được vận hành trơn tru, nhưng chị vẫn có thời gian đi café cùng bạn bè, vừa có thể kiểm soát hệ thống tạp hóa của mình từ xa thay vì tất bật với từng đơn hàng xuất nhập như trước kia.

Theo thống kê của Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), trong bối cảnh Covid-19 hoành hành, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình đã phải tăng cường ứng dụng CNTT để có thể duy trì hoạt động của mình. Trong sự biến chuyển ấy, các app quản trị được nhiều doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, chủ hộ kinh doanh sử dụng; các app công nghệ đã thực sự len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống không chỉ các app ngành y tế, công an tham gia chống dịch Covid.

 

{keywords}
App trợ lý MC ảo (AIClip.ai) - công cụ tạo video ngắn với người dẫn chương trình…

“Trăm hoa đua nở” mùa Covid-19

Đáng chú ý, trong thời gian Covid-19, nhiều lĩnh vực phải chuyển từ làm việc trực tiếp sang làm trực tuyến, do vậy các ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR), trí tuệ nhân tọa (AI)… cũng được tận dụng. Đơn cử, tính năng MC trợ lý ảo AIClip.ai cũng là một ví dụ khá sinh động. Tính năng nổi bật của công cụ này là chuyển văn bản thành giọng nói cho MC ảo đọc mô phỏng lại trên video, hoặc sử dụng file ghi âm có sẵn. Bằng công cụ này các phóng viên, biên tập viên có thể tạo ra nhiều bản tin nhanh mà không cần một ekip sản xuất cồng kềnh như trước đây.

Không chỉ các doanh nghiệp, các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân, quản lý thời gian và công việc cho người dùng cá nhân cũng rất phát triển trong bối cảnh Covid.  Ví dụ, ứng dụng quản lý tài chính Misa (sổ thu chi Misa) cho phép người dùng ghi chép các khoản thu chi và cho ra thống kê báo cáo định kỳ. Giao diện được đánh giá là đơn giản, thân thiện dễ dùng; ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt. App có thể cài đặt trên hệ điều hành Android hoặc iOS đều được khiến phần mềm này được khá nhiều người cài đặt.

Cũng là một ứng dụng quản lý tài chính khác, Money Lover lại được nhiều người dùng đánh giá tốt khi cho phép người dùng quản lý dòng tiền một cách hiệu quả (thông qua các hạng mục như: thu chi sinh hoạt tài chính hàng ngày, quản lý tài khoản, quản lý tiết kiệm…). Một ứng dụng tài chính khác mùa Covid cũng được người dùng khá ưa chuộng (với 50.000 lượt tải về) là app ngân hàng số Timo. Đây là ứng dụng ngân hàng số cung cấp đầy đủ tính năng cho phép bạn quản lý dòng tiền của mình không khác gì với những ứng dụng quản lý tài chính chuyên biệt.

Không chỉ với các ứng dụng doanh nghiệp hay cá nhân, các app trợ lý ảo trên các thiết bị thông minh cũng ngày một nở rộ trên nhiều sản phẩm. Ví dụ, trợ lý ảo ViVi trên xe điện VinFast VF e34 cũng là một trong những sự “khác biệt” rất đáng chú ý trong ngành sản xuất ô tô thông minh tại Việt Nam. Dễ thấy, ở đâu có ứng dụng, ở đó có app công nghệ hỗ trợ. Công nghệ số đang thực sự phục vụ đắc lực nhu cầu sống, làm việc, giải trí của con người trong thời đại 4.0, trong đó các app công nghệ nói chung, ứng dụng của người Việt nói riêng thực sự là những điểm cộng đáng chú ý. 

Hơn 5.000 doanh nghiệp đã lựa chọn Base.vn để tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp mình; trong khi Kiot Viet  cũng đã có hơn 150.000 nhà bán hàng tin dùng tại Việt Nam.

Nam Phương

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !