Công tác tuyên truyền giúp người dân Vĩnh Tường giảm nghèo bền vững

Mục tiêu giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của hệ thống chính trị mà của tất cả các tầng lớp nhân dân. Trong đó, công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu biết và nắm rõ các chủ chương, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

Thời gian qua, công tác giảm nghèo bền vững đã được các cấp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) triển khai với nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo, mang lại hiệu quả, nhất là trong hỗ trợ hội viên vay vốn phát triển sản xuất. 

Qua công tác tuyên truyền, người dân hiểu biết hơn và nắm rõ các chủ chương, chính sách ưu đãi của Đảng, của Nhà nước về chính sách giảm nghèo, quan tâm chăm lo đến đời sống, tinh thần vật chất cho người dân, đồng thời cũng giúp người dân biết được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong công tác tham gia giám sát các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn, tự tổ chức tăng gia sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình để thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu biết hơn và nắm rõ các chủ chương, chính sách ưu đãi của Đảng, của Nhà nước về giảm nghèo.

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo đã huy động được các nguồn lực trong xã hội với sự tham gia của hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong xã hội, sự hưởng ứng của người dân. Với nguồn lực đầu tư được tăng lên đáng kể, cùng sự phối hợp lồng ghép đồng bộ các chương trình, chính sách khác nhau, bước đầu huyện Vĩnh Tường đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần giảm số hộ nghèo ở địa phương.

Hộ nghèo đã được hỗ trợ trực tiếp sản xuất, kinh doanh, như vốn, cây con, giống cây trồng, vật nuôi, chuồng trại… được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất;

Các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn được công khai, lấy ý kiến nhân dân ngay từ khâu đầu khi thực hiện quy hoạch để nhân dân tham gia ý kiến góp ý. Chính vì vậy, các chương trình, dự án đầu tư trong thời gian qua đều phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đem lại hiệu quả cho xã hội, góp phần ổn định kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, tạo niềm tin cho nhân dân.

Một số giải pháp được đề ra:

Ưu tiên đầu tư vốn cho các chương trình, chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo như trình độ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất thâm canh, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi; hỗ trợ người nghèo về phương tiện sản xuất, chăn nuôi…

Có chính sách hỗ trợ người cận nghèo như người nghèo trên cùng một địa bàn.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tập chung, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, nhất là xã, thôn; Động viên trí thức trẻ về công tác tại địa phương, tuyển chọn, luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ huyện về cơ sở, xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với cán bộ tăng cường, luân chuyển.

Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân để hiểu rõ mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước nhân dân tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho năng xuất cao, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến nông lâm sản…

Tập trung mọi nguồn lực, phát huy mọi lợi thế tiềm năng của huyện để phát triển kinh tế- xã hội.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm thích hợp với thị trường chủ động hội nhập thị trường trong và ngoài huyện để giải quyết tốt đầu ra cho nông dân.

Tập trung và ưu tiên bố trí các nguồn đầu tư, phối hợp và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn để đầu tư các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh; đặc biệt ưu tiên đầu tư và hỗ trợ vốn trong lĩnh vực sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nhà ở, nâng cao năng lực, đầu tư hạ tầng cơ sở về giao thông và thủy lợi….

Ngoài việc hỗ trợ vốn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, huyện còn đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ học phí cho con em gia đình chính sách đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, các trường Tiểu học, THCS, THPT; giảm thiểu một phần gánh nặng kinh tế lên các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Một số kiến nghị:

Nhà nước tăng nguồn vốn hỗ trợ cho hộ nghèo để triển khai thực hiện, hiện nay nguồn lực về vốn để thực hiện còn thấp so với nhu cầu đề ra.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn, ở trong thời gian tham gia học nghề cho lao động nông thôn là người nghèo học nghề.

Hoàng Thanh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !