Chuyến công tác đặc biệt của ông Putin tới Ấn Độ gửi tín hiệu gì tới Mỹ - Trung?

Chuyến đi của ông Putin dập tắt tin đồn Nga - Ấn bất đồng sâu sắc, sau khi Moscow lo ngại về hoạt động của New Delhi trong Bộ Tứ Kim Cương của Mỹ. 

Chủ đề quốc phòng sẽ là trọng tâm chính trong cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, khi hai nhà lãnh đạo tiến hành họp thượng đỉnh thường niên ở New Delhi vào hôm nay (6/12). Dường như các thỏa thuận về lĩnh vực năng lượng, không gian vũ trụ và hợp tác ở Bắc Cực và vùng Viễn Đông của Nga cũng sẽ được công bố.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nga - Ấn cũng sẽ tiến hành hội nghị 2+2 lần đầu tiên. Gần đây, Ấn Độ mới chỉ tham gia phiên đối thoại Bộ trưởng cấp cao với Nhóm Bộ Tứ Kim Cương gồm 4 nước thành viên là Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia.

{keywords}
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ấn Độ Modi gặp gỡ hồi tháng 11/2019. (Ảnh: EPA-EFE)

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời nguồn tin Ấn Độ cho hay, một văn bản về hợp tác kỹ thuật quân sự trong 10 năm tới sẽ được công bố trong cuộc họp giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi.

“Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng cực lớn trong việc phát triển các mối quan hệ với Ấn Độ”, cố vấn chính sách đối ngoại của điện Kremlin Yuri Ushakov nói hôm 3/12.

Cũng theo ông Ushakov, hàng loạt thỏa thuận sẽ được ký kết. Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn năng lượng Rosneft là ông Igor Sechin cũng là một thành viên của phái đoàn Nga sang Ấn Độ, bởi “các thỏa thuận năng lượng quan trọng” đang nằm trên bàn thảo luận của Nga - Ấn.

“Hàng loạt dự án cụ thể và quan trọng sẽ được thông báo nhân chuyến thăm, đồng thời thể hiện mối quan hệ giữa hai nước. Ý nghĩa biểu tượng của chuyến thăm sẽ quan trọng như nội dung cuộc gặp”, ông PS Raghavan, nhà ngoại giao Ấn Độ nay đã nghỉ hưu và từng giữ chức đại sứ Ấn Độ tại Nga từ năm 2014 – 2016 nói.

Cuộc họp vào hôm nay sẽ đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi gặp gỡ trực tiếp kể từ tháng 11/2019. Đây cũng là chuyến công du nước ngoài lần thứ 2 của Tổng thống Putin kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Hồi tháng Sáu, Tổng thống Putin từng tới Geneva để họp bàn với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Các nhà phân tích nhận định, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Ấn còn dập tắt những lời đồn đoán quan hệ hai nước xuống dốc do Moscow lo ngại về hoạt động của New Delhi trong Bộ Tứ Kim Cương.  

Trên thực tế, quan hệ Nga – Mỹ đang vô cùng căng thẳng liên quan tới xung đột ở Ukraine và nhiều vấn đề khác. Còn Trung - Ấn vẫn chưa giải quyết được thế bế tắc về chuyện tranh chấp biên giới kéo dài hơn 18 tháng qua. 

“Tổ chức cuộc họp mặt đối mặt là màn thể hiện quan điểm của Moscow khi xem New Delhi là một đối tác chiến lược chủ chốt”, ông Alexey Kupriyanov thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Các mối quan hệ Quốc tế ở Moscow cho hay.

Còn theo ông Nandan Unnikrishnan, nhà nghiên cứu tại Observer Research Foundation, một viện nghiên cứu ở Delhi, có “nhiều mối quan ngại nghiêm trọng” về hoạt động tương tác ngày càng lớn mạnh của Ấn Độ trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương và Bộ Tứ Kim Cương của Mỹ.

“Tổng thống Putin sẽ tiếp tục có những nỗ lực giữ Delhi trong phạm vi ảnh hưởng. Giống như Ấn Độ, Nga sẽ chống lại bất cứ quốc gia nào có ý định bá chủ và không muốn Mỹ hay Trung Quốc thống trị khu vực”, ông Unnikrishnan nói.

Giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow là ông Dmitri Trenin chỉ ra rằng Nga từng đề cập Ấn Độ và Trung Quốc trong cùng đoạn văn nằm trong văn bản Chiến lược An ninh Quốc gia.

Trong buổi nói chuyện gần đây với các nhà ngoại giao Nga, ông Putin cũng đã nói về “quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và ưu tiên” với Ấn Độ trong lúc đề cập tới Trung Quốc.

“Theo logic, các mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ hay quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đều không tác động tới thỏa thuận giữa Nga - Ấn”, ông Trenin nhấn mạnh.

Đối với Ấn Độ, dù đã đa dạng hóa các nguồn cung cấp thiết bị quân sự trong những năm gần đây, nhưng khoảng 49% hợp đồng mua bán vẫn là ký kết với Nga.

Nhiều hợp đồng quốc phòng giữa Nga - Ấn cũng đang được triển khai như đóng tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường, 700.000 khẩu AK 203, tiêm kích Su-30 MKI và MiG 39 cùng 400 tăng chiến đấu T-90.

Chuyến thăm của ông Putin được tiến hành, giữa lúc Ấn Độ đang tiếp nhận 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf do Nga sản xuất với trị giá hợp đồng là 5,5 tỉ USD. Nhiều khả năng Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt với Ấn Độ vì cố tình mua vũ khí của Nga, bất chấp Washington nhiều lần lên tiếng cảnh báo.

Ông Milan Vaishnav, Giám đốc chương trình Nam Á tại Viện Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment ở Washington, cho hay dường như tư tưởng trừng phạt Ấn Độ trong chính phủ Mỹ và ở Đồi Capitol không còn, mà nhất là ở thời điểm Mỹ đang muốn thúc đẩy một mặt trận thống nhất để đối phó với Trung Quốc.

Theo ông Trenin, Nga muốn gửi tín hiệu tới Trung Quốc thông qua các thỏa thuận quốc phòng bao gồm S-400. Cụ thể, Moscow không làm điều gì gây hại cho Bắc Kinh, nhưng Nga cũng sẽ không làm theo lời khuyên của Trung Quốc iên quan tới lợi ích riêng của quốc gia. 

“Nga có thể hy vọng Ấn Độ làm điều tương tự giống như Nga, khi New Delhi phát triển các mối quan hệ với Mỹ”, ông Trenin nhấn mạnh.

Song theo ông Divyanshu Jindal, học giả tại Đại học Quốc tế OP Jindal ở Ấn Độ, một vấn đề có thể gây phức tạp cho Ấn Độ sẽ là Ukraine.

Hồi tháng 11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay Nga đã huy động số lượng lớn binh sĩ tới gần Ukraine và cảnh báo Moscow có ý định tấn công quân sự.

Về phần mình, Kiev cho hay Nga đã huy động khoảng 115.000 binh sĩ tới các đường biên giới giáp Ukraine, tới bán đảo Crimea và tới 2 khu vực nằm ở phía đông Ukraine, nơi lực lượng ly khai đang nắm quyền kiểm soát.

Điện Kremlin đã phủ nhận những cáo buộc này và cho rằng Mỹ đang cố tình làm gia tăng căng thẳng.

Trong bài phát biểu tại Viện Lowy Institute mới đây, ông Jindal cho rằng căng thẳng trong vấn đề Ukraine sẽ đẩy Ấn Độ vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nói cách khác, Ấn Độ sẽ phải đưa ra quyết định nên tiếp tục giữ yên lặng về Ukraine để duy trì quan hệ đối tác truyền thống và lâu dài với Nga, hoặc phải chọn bên. 

Mỹ ước tính có bao nhiêu binh sĩ Nga đang ở biên giới Ukraine?

Mỹ ước tính có bao nhiêu binh sĩ Nga đang ở biên giới Ukraine?

Tình báo Mỹ ước tính số lượng binh sĩ Nga được huy động tới sát biên giới với Ukraine đã tăng lên 175.000 người. 

Minh Thu (lược dịch)

Cảnh sát Mỹ khống chế cá sấu nơi công cộng

Truyền thông Mỹ cho hay, sự việc trên xảy ra tại một con phố thuộc thành phố Tampa ở bang Florida.

Xác định được hung thủ giết người nhờ con vẹt của nạn nhân

Con vẹt của nạn nhân trở thành nhân chứng duy nhất có mặt tại hiện trường, và cung cấp manh mối giúp cảnh sát tìm ra thủ phạm giết người.

Ông Biden kêu gọi Moscow thả nhà báo Mỹ, bác yêu cầu trục xuất người Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden hối thúc Moscow phóng thích nhà báo Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal, người bị bắt giữ ở Ekaterinburg, Nga tuần này vì cáo buộc hoạt động gián điệp.

Người ủng hộ vây quanh tư dinh của ông Trump, Nga có phản ứng chính thức

Nhiều người ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tập trung quanh tư dinh của ông ở Mar-a-Lago, bang Florida vài giờ sau khi đại bồi thẩm đoàn ở New York quyết định truy tố ông.

Vì sao ông Trump vẫn có thể tái tranh cử tổng thống dù bị truy tố?

Đại bồi thẩm đoàn ở New York, Mỹ đã quyết định khởi tố cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chiến dịch tái chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024 của ông đã chấm dứt.

Nga coi Mỹ là mối đe dọa chính trong học thuyết đối ngoại mới

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh nâng cấp học thuyết chính sách đối ngoại của Nga, trong đó liệt kê Mỹ là mối đe dọa an ninh chính đối với nước này.

Ông Trump không chấp nhận thỏa thuận nhận tội, New York siết chặt an ninh

Luật sư của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ không chấp nhận thỏa thuận nhận tội đối với bản cáo trạng do đại bồi thẩm đoàn Manhattan ở New York công bố.

Hàng chục người ngã xuống giếng ở đền thờ Ấn Độ, ít nhất 35 nạn nhân tử vong

Các quan chức Ấn Độ cho biết, ít nhất 35 người đã thiệt mạng sau khi rơi xuống giếng bậc thang tại một đền thờ đạo Hindu ở miền trung nước này.

Thân thế người phụ nữ khiến ông Trump bị truy tố

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị đại bồi thẩm đoàn Manhattan truy tố với những cáo buộc tập trung vào khoản tiền mà ông dùng trong chiến dịch tranh cử hồi 2016 để "bịt miệng" sao phim người lớn Stormy Daniels.

Ông Trump có trợ lý mới giống hệt con gái Ivanka

Trợ lý mới được cựu Tổng thống Donald Trump thuê cho đội truyền thông, cô Natalie Harp giống hệt con gái Ivanka của ông. Ngoài ngoại hình tương đồng, cô Natalie còn ăn mặc giống Ivanka.

Đang cập nhật dữ liệu !