Chuyện chưa kể về cô giáo không tay được Bí thư Tỉnh ủy đặc cách tuyển dụng

'Vào lớp một, phải làm rất nhiều bài tập, có lần đôi bàn chân của em tứa máu. Lần khác, chân tê cứng không thể viết theo ý mình, em òa khóc...”, cô giáo không tay Lê Thị Thắm nhớ lại những ngày thơ ấu khi tập viết ước mơ bằng đôi chân.

NƯỚC MẮT NGƯỜI MẸ KHI NHÌN HÌNH HÀI CON

Về tới xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) hỏi thăm Lê Thị Thắm (SN 1998, ở thôn Đoàn Kết), ai cũng biết. Họ biết tới Thắm bởi em là một cô gái khuyết tật nhưng đầy nghị lực. Hơn thế, Thắm còn là một cô giáo làng dạy Tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong xã.

Thắm sinh ra chỉ nặng chưa đầy 1kg, khuyết đôi cánh tay. Nếu những đứa trẻ khác chào đời trong nụ cười hạnh phúc của đại gia đình thì với Thắm hoàn toàn ngược lại. Phút nhìn thấy hình hài con gái, bố mẹ em đã ngã khụy.

Những ngày tháng em nằm trong lồng kính cũng là khoảng thời gian bà Nguyễn Thị Tình (mẹ Thắm) ngậm ngùi khóc thương cho tương lai của con gái. Nhưng người mẹ ấy không bỏ cuộc, chị dành nhiều tình yêu hơn như một cách bù đắp cho số phận của con gái.

 C

Cô giáo Lê Thị Thắm mở lớp học Tiếng Anh miễn phí cho trẻ em trong xã có hoàn cảnh khó khăn


Năm tháng qua đi, Thắm lớn lên trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Ngày những đứa trẻ cùng trang lứa học bò, Thắm lại chỉ có thể lăn tròn trên giường do không có đôi tay. Quãng thời gian đó, bà Tình nhìn con mà đứt từng khúc ruột.

“Ngày đó, con co đầu gối lại rồi dùng bả vai của mình để bò, đôi lúc mỏi con lại sử dụng đầu để làm điểm tựa. Nhìn con bò vất vả, tôi không kìm được nước mắt”, bà Tình nhớ lại.

Năm lên 4 tuổi, Thắm chập chững tập những bước đi đầu tiên. Khi đôi chân đã bước đi thành thạo, Thắm cũng bắt đầu dùng đôi chân để làm những công việc thay bàn tay. Và rồi, cô bé không tay dần quen với công việc hàng ngày, em đã tự dùng chân kẹp bàn chải đánh răng, kẹp lược chải tóc…

 Cô giáo Lê Thị Thắm sử dụng đôi chân để tìm tài liệu trên máy tính giảng dạy cho học sinh


 5 tuổi, đi học mẫu giáo, các bạn ngồi trên ghế tập viết, còn Thắm ngồi xuống chiếu, kẹp bút chì vào bàn chân miệt mài viết từng chữ cái. Biết mình không được như các bạn, về nhà Thắm lại tiếp tục lấy bút luyện tập. Chỉ mới nửa năm học mẫu giáo, em đã viết chữ thành thạo khiến cô giáo cũng phải ngạc nhiên.

“Ngày vào cấp một, học trên lớp đã khó khăn, về nhà lại phải làm rất nhiều bài tập khiến đôi bàn chân Thắm tứa máu. Nhiều lúc chân tê cứng không thể viết theo ý mình, em bật khóc”, Thắm nhớ lại.

Bằng sự nỗ lực không mỏi mệt ấy, suốt 12 năm đi học, năm nào Thắm cũng đạt học sinh khá, giỏi của trường. Không những thế, ở nhà Thắm luôn kèm cặp cho các em nhỏ trong làng không có điều kiện đi học thêm.

  Đôi chân được Thắm sử dụng điêu luyện như tay của người bình thường


MẸ LÀM LAO CÔNG NUÔI GIÚP CON GIẤC MƠ VÀO GIẢNG ĐƯỜNG

“Em ước mơ được trở thành cô giáo, nhưng với thân hình khuyết tật... đó cũng chỉ mãi là ước mơ”, Thắm nhớ lại.

Nhưng sự khát khao đó đã dần thành hiện thực. Năm 2016, Thắm may mắn được thầy Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) đặc cách vào khoa Sư phạm Tiếng Anh. Dù được trường đặc cách nhưng Thắm vẫn đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia. Thắm thi và trúng tuyển vào Trường ĐH Hồng Đức đúng như ước mơ của mình.

Ngày con vào đại học, bà Tình lại tất bật bỏ mọi công việc đồng áng theo con xuống trường để “viết tiếp ước mơ” cho con. Thắm được nhà trường tạo điều kiện cho ở ký túc xá. Thương hoàn cảnh của gia đình em, trường cũng nhận bà Tình vào làm lao công để tiện chăm sóc Thắm.

  Lớp học của Thắm tại nhà


“Năm 2020 em tốt nghiệp đại học. Sau khi ra trường, em về nhà mở lớp dạy Tiếng Anh miễn phí cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Thấy em dạy tốt, nhiều phụ huynh tìm đến nhờ kèm cặp cho con mình.

Đến nay, lớp học của em duy trì khoảng 30 học sinh học đều đặn các ngày trong tuần. Ngoài dạy các em bậc tiểu học và THCS, em còn dạy kèm các bạn học sinh lớp 11 ôn luyện các dạng đề nâng cao.

Dù mở lớp dạy ở nhà, nhưng em vẫn mơ ước một ngày được đứng trên bục giảng ở trường học như những giáo viên khác”, Thắm chia sẻ.  

  T

Thắm ước mơ được đứng trên bục giảng như những giáo viên thực thụ


Trước nghị lực phi thường của cô gái không tay Lê Thị Thắm, ngay trong buổi lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa - ông Đỗ Trọng Hưng, đã chỉ đạo tiến hành tuyển dụng đặc cách Thắm vào Trường Tiểu học hoặc THCS (xã Đông Thịnh hoặc xã Đông Yên, huyện Đông Sơn).

Đồng thời, Bí thư Thanh Hóa giao nhiệm vụ cho ông Lê Trọng Thụ, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn, phối hợp với Sở Nội vụ để thực hiện việc tuyển dụng và bố trí công tác cho cô giáo Thắm ngay trong năm học mới (2023-2024).

Sự đặc cách này là thành quả phấn đấu không mệt mỏi của cô gái xứ Thanh, là một minh chứng giúp em khẳng định quan điểm của mình: "Cứ đi về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn. Bây giờ dù bạn đang đứng ở đâu cũng đừng quên rằng bản thân bạn sẽ luôn tiến về phía trước...".

Lê Dương

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Ngọc Trinh khoe vẻ sexy, Quốc Trường than là ông chủ vẫn tự tay sửa điện

Ngọc Trinh lấy lại phong độ, khoe vẻ sexy sau thời gian tập luyện chăm chỉ. Diễn viên Quốc Trường than là ông chủ vẫn phải sửa điện.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !