Chuyện cảm động chưa kể về “cây ATM gạo” của học sinh Lào Cai

Tìm hiểu về cây “ATM gạo” của học sinh ở Lào Cai, chúng ta sẽ thấy giá trị quan trọng nhất của sáng kiến này là giáo dục sự đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, tính sáng tạo trong thế hệ trẻ.

{keywords}
Người dân đến nhận gạo hỗ trợ từ cây "ATM gạo" tại Trường THPT số 1 TP. Lào Cai.

Thành quả từ giáo dục STEM

Câu chuyện về cây “ATM gạo” đặt tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai để phát gạo miễn phí vào tháng 4/2020 đã được công chúng biết đến trong những ngày cả nước thực hiện giãn cách xã hội vì Covid-19.

Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai vốn được coi là điểm sáng của giáo dục STEM (Khoa học – Công nghệ - Kỹ thuật – Toán) với việc thành lập CLB STEM cho học sinh được thỏa mãn sáng tạo và đã có những học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi về STEM.

Đầu tư cho STEM đồng nghĩa với việc học sinh được học và thực làm, thành quả của mô hình giáo dục này được chứng thực thông qua chuỗi các dự án được CLB STEM của nhà trường thực hiện trong những ngày tháng phòng chống Covid-19 của năm vừa qua, góp phần chung tay cùng cả nước chống dịch.

Điển hình như việc CLB STEM của nhà trường đã tự pha chế hơn 5.000 chai nước rửa tay phòng dịch, được chứng nhận bởi Viện Đo lường Việt Nam; chế tạo ra hệ thống buồng khử khuẩn toàn thân phục vụ cho toàn trường. Đặc biệt hơn cả là sáng kiến "cây ATM gạo” phát gạo miễn phí cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 tại Lào Cai, một mô hình mang đậm chất STEM và có sức lan tỏa lớn trong xã hội.

{keywords}
Người dân Lào Cai thực hiện quy định về giãn cách trong khi chờ nhận gạo.

Người thiết kế ra "cây ATM gạo” này là em Lê Hoàng Quốc, hiện đang là sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học FPT và em Vũ Hoàng Long, hiện đang là sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội.

Trong đó, Lê Hoàng Quốc từng đạt giải Nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh THPT năm 2019. Vũ Hoàng Long từng đạt giải Nhất toàn quốc tại cuộc thi này năm học 2018-2019, giải Ba tại cuộc thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp quốc tế (Intel Isef) được tổ chức tại Hoa Kỳ năm 2019.

CLB STEM được nhà trường thành lập từ khá lâu rồi. Vài năm gần đây do được quan tâm đầu tư nhiều hơn nên các em học sinh say mê hơn và có điều kiện để thể hiện đam mê của mình nhiều hơn. Trường chúng tôi vô cùng vinh dự và tự hào vì có những học sinh say mê nghiên cứu khoa học, dám nghĩ, dám làm”, cô Hà Thùy Linh – Bí thư Đoàn Trường THPT số 1 TP. Lào Cai chia sẻ.

“ATM gạo” đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trên địa bàn Lào Cai dù chỉ hoạt động trong 15 ngày. Đã có 34,5 tấn gạo được ủng hộ và phân phát đến tay những người gặp khó khăn thông qua sáng kiến này. Điều này không chỉ tạo niềm vui to lớn đối với thầy và trò Trường THPT số 1 TP. Lào Cai mà còn tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng về lòng yêu thương trong thời điểm khó khăn.

Đây là "cây ATM gạo” đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai và là "cây ATM gạo” thứ 5 trên toàn quốc. Dự án cũng đã tạo sự lan tỏa với "cây ATM gạo” lưu động thứ hai trên địa bàn tỉnh Lào Cai được đưa đến các huyện Văn Bàn và huyện Sapa.

Qua 15 ngày tháng Tư lịch sử của năm 2020, sau khi đã huy động được 34,5 tấn gạo nhà trường đã phải ra thông báo dừng tiếp nhận gạo. Điều này cho thấy sự thành công của mô hình. Sau thành công của dự án "cây ATM gạo”, chúng tôi cũng cảm thấy tự hào về tinh thần đoàn kết của nhân dân Lào Cai nói riêng và toàn dân tộc Việt Nam nói chung”, cô Hà Thùy Linh nói.

{keywords}
Một "Mạnh Thường Quân" mang gạo đến ủng hộ chương trình.

Những câu chuyện cảm động giờ mới kể

Theo chia sẻ của cô Linh, trong “15 ngày tháng Tư lịch sử” ấy, có rất nhiều câu chuyện cảm động diễn ra mà cô cũng như mọi người tình cờ được chứng kiến. Trong đó, có 3 câu chuyện cảm động mà theo cô Linh đó là những câu chuyện mang tính điển hình về người nhận gạo, người cho, và người trung chuyển niềm tin.

Đó là câu chuyện về hai vợ chồng người lao động nghèo quê Yên Bái lên Lào Cai làm nghề rửa bát thuê cho một nhà hàng. Buổi sáng sớm của ngày đầu tiên, khi cây “ATM gạo” còn chưa được vận hành, một người đàn ông trong dáng vẻ rụt rè khẽ hỏi: “Các anh chị ơi ở đây đã có gạo phát chưa ạ?”

Chúng tôi đã rất bất ngờ khi biết được hoàn cảnh của hai vợ chồng anh, họ là những người bị mất việc làm bởi Covid-19 và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Cây “ATM gạo” được lập trình “nhả” 3kg/lần, nhưng chúng tôi đã tặng trước cho hai vợ chồng 10kg gạo và hẹn anh chị quay trở lại khi dùng hết gạo”, cô Hà Thùy Linh kể.

Đúng một tuần sau hai vợ chồng họ quay trở lại, nhưng điều khiến các giáo viên, học sinh và tình nguyện viên bất ngờ bởi không phải họ quay lại để nhận gạo.

Chúng em vẫn còn gạo. Hai vợ chồng em đến đây là để xin phép mai được hỗ trợ nhà trường chia gạo được không chị? Về cầm bát cơm ăn mà cứ nghẹn ngào chị ạ. Em thấy thầy cô vất vả quá mà bọn em đằng nào cũng đang thất nghiệp ở nhà không biết làm gì", người vợ nói với các cô giáo. Trong hoàn cảnh đó, một số người chứng kiến đã bật khóc vì cảm động khi tình người thực sự được lan tỏa.

{keywords}
Người phụ nữ bán rau ủng hộ 2kg gạo nghĩa tình.

Câu chuyện thứ hai được cô giáo Linh chia sẻ, đó là một người phụ nữ bán rau với chiếc xe đạp cà tàng. Sáng sớm tinh mơ chị mang đến 2kg gạo ủng hộ. Chị bảo: “Tôi chưa khó khăn bằng mọi người nên cho tôi góp một chút thôi”.

Người phụ nữ nghèo đã khiến những người có mặt đi từ bất ngờ đến cảm động. Thay vì xếp hàng chờ đến lượt nhận gạo, chị lại có hành động đẹp khi trao gửi túi gạo dù ít nhưng chứa đựng cả một tấm lòng nhân hậu, sự tử tế, tinh thần sẻ chia.

Chỉ 2kg gạo nhưng làm chúng tôi cảm động vì một miếng khi đói bằng một gói khi no”, cô Linh chia sẻ.

Câu chuyện thứ ba được cô giáo Linh hồi tưởng lại là chuyện về một người thợ sửa điều hòa. Dù chưa biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng anh vẫn đem đến một bao gạo và nói rằng: “Số gạo này do người thân của tôi gửi từ quê lên, tôi muốn góp một chút cho những người dân khó khăn hơn mình”.

Cũng vì sự gặp gỡ của “những tấm lòng cao cả” mà sau này anh được nhà trường liên hệ để sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống điều hòa trong trường, đồng thời giới thiệu thông tin về anh trên các diễn đàn để anh có thể kiếm được nhiều việc làm hơn.

{keywords}
Dù chưa biết ngày mai ra sao nhưng anh thợ sửa điều hòa sẵn lòng ủng hộ bao gạo cho người khó khăn.

Ngoài những câu chuyện cảm động về người cho và người nhận, còn có những người trung chyển niềm tin, đó là những giáo viên, những người dân xung quanh trường,… và cả những người dân khác tự nguyện tham gia cùng các tình nguyện viên. Tất cả nói lên rằng tình cảm chân thành luôn để lại ấn tượng khó phai.

{keywords}
Cô hiệu trưởng Phạm Thị Tuyết Thanh tham gia công việc tiếp gạo cho cây ATM.

Nếu chỉ nghe qua về sáng kiến "cây ATM gạo”, chúng ta sẽ liên tưởng đến một số mô hình ATM gạo khác diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, nhưng khi tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ thực sự ấn tượng khi biết đây là sáng kiến của các em học sinh. Do đó, giá trị quan trọng nhất của sáng kiến này là giáo dục sự đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, tính sáng tạo trong thế hệ trẻ, xây dựng được nét đẹp văn hóa giúp mỗi người Việt ý thức hơn về trách nhiệm cá nhân trước các vấn đề xã hội của đất nước, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của đất nước.

Với ý tưởng sáng tạo góp phần giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội, tạo cảm hứng cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, ngày 26/12/2020 sáng kiến "cây ATM gạo” của Trường THPT số 1 TP. Lào Cai đã được trao giải thưởng trong cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III.

Nam sinh ngủ quên được CSGT chở đi thi là tác giả “cây ATM gạo học đường” của Lào Cai

Nam sinh ngủ quên được CSGT chở đi thi là tác giả “cây ATM gạo học đường” của Lào Cai

Phát hiện nam sinh không có mặt tại điểm thi tốt nghiệp THPT 2020, cán bộ CSGT đã cùng tình nguyện viên đến nhà phá cửa, gọi nam sinh ngủ quên thức dậy, dùng xe chuyên dụng hộ tống đến điểm thi

Nguyễn Tuân

‘Thời chúng tôi thấy thầy cô là phải khoanh tay chào từ xa’

“Thời chúng tôi, ra ngoài đường thấy thầy cô là phải đứng khoanh tay chào từ xa, đố ai dám hỗn láo”, độc giả VietNamNet hồi tưởng lại mối quan hệ thầy trò được nuôi dưỡng trong mạch nguồn của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Nữ giảng viên nghỉ việc, về quê nuôi giun kiếm 34 tỷ đồng/năm

Nữ giảng viên Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) từ bỏ mức lương gần 2 triệu NDT/năm (6,8 tỷ đồng) về quê nuôi giun. Sau 9 năm gác lại sự nghiệp giảng dạy, đến nay Pháp Nguyệt Bình thu về hơn 10 triệu NDT/năm (34 tỷ đồng).

Vụ cô giáo Tuyên Quang: Thiếu tôn trọng nghề giáo, khó đòi hỏi thầy giỏi, có tâm

"Cứ nhìn tình trạng học sinh, phụ huynh thiếu tôn trọng nghề giáo như vậy rồi con cháu chúng ta nếu học giỏi sẽ ráng học ngành khác để làm, lấy đâu ra giáo viên giỏi, giáo viên có tâm?", một thầy giáo cảm thán.

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phút

Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023.

Xác minh nữ giáo viên bị nhóm nam sinh dồn vào góc lớp chửi bới

Tối 4/12, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm nam sinh THCS dồn vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới.

Tiến sĩ giả Nguyễn Trường Hải khai gì trong lý lịch nộp các trường đại học?

Ông Nguyễn Trường Hải khai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và bài báo công bố quốc tế.

Bị 'tố' ép học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, nhà trường nói gì?

Phụ huynh thông tin học sinh bị ép tham gia hoạt động trải nghiệm, chi phí 560 nghìn đồng/em trong khi Hiệu trưởng Trường THPT B Bình Lục khẳng định không có chuyện này.

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !