Chương trình 'Máy tính cho em' huy động được hơn 100 tỷ đồng

Sau hơn một tháng Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động chương trình 'Máy tính cho em', trên toàn quốc đã huy động được hơn 100 tỷ đồng cùng hàng chục nghìn thiết bị học tập trực tuyến cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục. Gần 2 năm qua, hàng triệu học sinh, sinh viên đã nhiều lần phải tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy và học trực tuyến. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của nhiều gia đình học sinh khó khăn, dẫn tới học sinh thiếu phương tiện học tập trực tuyến thiết yếu.

Tổng hợp của Cục cơ sở vật chất về nhu cầu ủng hộ máy tính của các địa phương từ 56/63 tỉnh/thành phố cho thấy: Số học sinh thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ là 2.215.863 học sinh, trong đó: hộ nghèo là 570.051 học sinh; cận nghèo: 467.314 học sinh; đối tượng khó khăn khác: 1.178.498 học sinh.

Tại 36 tỉnh, thành phố đang triển khai dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số học sinh thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ thuộc Chương trình là 1.248.465 học sinh. Trong đó bao gồm 296.978 học sinh thuộc hộ nghèo, 274.111 học sinh thuộc hộ cận nghèo, 1.500 học sinh có cha mẹ mất vì COVID-19 và 675.876 học sinh thuộc đối tượng khó khăn khác.

Theo thông tin được đưa ra tại Lễ tiếp nhận tài trợ chương trình “Máy tính cho em” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 15/10, đã có 58 trong tổng số 63 Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố triển khai chương trình.

{keywords}
Thứ trưởng Ngô Thị Minh tiếp nhận tài trợ chương trình "Máy tính cho em".

Tính đến 18h ngày 14/10/2021, chương trình “Máy tính cho em” đã huy động được hơn 100 tỷ đồng tiền mặt, hơn 100 nghìn máy tính bảng, máy tính, thiết bị thông minh và thiết bị học tập trực tuyến từ các nguồn vận động, tài trợ của cán bộ, công nhân viên chức trong ngành giáo dục, các trường đại học, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ.

Bà Nguyễn Thị Bích Hợp - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: “Sự cố gắng của tất cả các đơn vị trong thời gian vừa qua đã hỗ trợ kịp thời cho các cháu học sinh để có thiết bị học tập trong điều kiện dịch bệnh. Chúng tôi hết sức trân trọng sự tham gia, đặc biệt sự đồng thuận của tất cả các đơn vị trong chương trình này. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới đây sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của tất cả các đơn vị, để chương trình sóng và máy tính cho em thực sự đạt mục tiêu đề ra, không một học sinh nào bị bỏ lại phía sau, cùng với toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình”.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận tài trợ chương trình Máy tính cho em, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh đề nghị các đơn vị phối hợp chặt chẽ với nhau để điều tiết các nguồn máy tính vận động được để chuyển đến tận tay các em học sinh.

“Các máy tính và các thiết bị này chúng ta sẽ phải phân loại thành các nhóm riêng. Những thiết bị nào đảm bảo theo chuẩn mà Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thì chuyển trực tiếp tới đối tượng con hộ nghèo, con hộ cận nghèo và con của gia đình có bố hoặc mẹ bị mất do Covid-19”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh thông tin.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng gửi lời cảm ơn và ghi nhận những đóng góp to lớn của địa phương cũng như các đơn vị tham gia chương trình. Thứ trưởng đồng thời nhấn mạnh trọng trách của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kêu gọi, vận động các cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, các thầy cô cùng các tổ chức, đơn vị chung tay ủng hộ cho chương trình. Trong bối cảnh dịch bệnh các thầy cô cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng tất cả đã vượt qua khó khăn, toàn ngành đã cùng chung tay, tích cực đóng góp và ủng hộ cho chương trình.

Trong khuôn khổ chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quyết định về việc thành lập Ban Tiếp nhận, điều phối tiền ủng hộ, máy tính của Chương trình "Sóng và máy tính cho em" gồm 20 thành viên là lãnh đạo các Cục,Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó Thứ trưởng Ngô Thị Minh làm Trưởng ban.

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !