Chung kết Olympia 21: Nam sinh xứ Nghệ dự đoán đối thủ mạnh nhất là ai?

“Hiện tại, em đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý, sức khoẻ cũng như kiến thức. Vì vậy, em cảm thấy lạc quan, tự tin bước vào trận chung kết của Đường lên đỉnh Olympia”, nam sinh Duy Anh hào hứng chia sẻ.

Sau tổng cộng 52 cuộc thi tuần, tháng và quý, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 sẽ khép lại với trận chung kết vào ngày 14/11 tới đây.

4 thí sinh tham dự trận chung kết năm nay là: Nguyễn Hoàng Khánh (Trường THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh); Nguyễn Việt Thái (Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - Trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội); Nguyễn Thiện Hải An (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) và Nguyễn Đình Duy Anh (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).  

Trước thềm trận chung kết, PV Infonet đã có cuộc trò chuyện với "nhà leo núi" Nguyễn Đình Duy Anh về quá trình chuẩn bị về kiến thức, tâm lý và mục tiêu của nam sinh này:

{keywords}
Việc số điểm 250 điểm ở trận thi Quý 4, Nguyễn Đình Duy Anh đã giành vòng nguyệt quế và lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21

Tâm lý thoải mái bước vào trận cuối

Chúc mừng Duy Anh là 1 trong 4 thí sinh xuất sắc bước vào vòng Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2021. Ở thời điểm hiện tại, em đã chuẩn bị những gì cho trận đấu sắp tới?

Sau khi giành được vòng nguyệt quế ở trận quý 4 vừa rồi, em đã có 2 tháng để tích luỹ, ôn tập những kiến thức cần thiết cho trận chung kết. Ở trận đấu quan trọng sắp tới, chương trình được phát trực tiếp và em phải thi đấu với 3 người chơi xuất sắc nhất mùa nên ngoài việc chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, em cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, tâm lý, chế độ ăn uống,… để có tâm thế sẵn sàng nhất.

Cũng giống như nhiều kỳ thi khác em đã trải qua, bước vào giai đoạn nước rút, em không tập trung học thêm những phần kiến thức mới, thay vào đó ôn tập lại những gì đã tích luỹ trong thời gian qua.

Ngoài ra, em cũng dành thời gian cho việc xem thời sự, cập nhật những thông tin mới liên quan đến đời sống xã hội…Từ đó, trả lời những câu hỏi mở mà bản thân nghĩ có thể sẽ ra trong trận chung kết.

Càng vào sâu các câu hỏi sẽ càng khó hơn. Trước kia, việc ôn tập cho phần thi tuần hay thi tháng, em thường ôn tập chủ yếu trong sách giáo khoa. Đến khi thi quý, em ôn những kiến thức mở hơn, quan tâm đến những vấn đề xã hội, thông tin thời sự, các thuật ngữ mà trong sách giáo khoa không đề cập tới.

Em luôn tự nhủ với chính bản thân là: “Mình đã đến với cuộc thi, bước qua nhiều vòng thi với những kỉ niệm đáng nhớ. Chỉ còn 1 trận chung kết, bản thân phải thi đấu làm sao để khi nhìn lại không cảm thấy tiếc nuối là được!”. Bởi vậy, em đặt mục tiêu cho mình đó là thi đấu hết mình - xứng đáng - đúng sức và tự hào về những gì mình đạt được.

Bước vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, Duy Anh nghĩ đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu của mình cần phải khắc phục?

Thú thực mỗi vòng thi em lại thấy mình có những điểm yếu khác nhau và không mấy ổn định. Nếu như thi tuần em giành được 120 điểm khởi động, cao nhất trong 4 bạn, thi tháng em giành được 80 điểm - cũng là số điểm cao nhất khiến có lúc em từng nghĩ rằng, phần thi Khởi động chính là thế mạnh của mình, thế nhưng bước vào trận thi quý em lại là thí sinh có số điểm thấp nhất.

Phần Vượt chướng ngại vật, trong thời gian ôn luyện, em có thành tích khá kém. Tuy nhiên, khi dự thi, em lại giải được nhiều câu thuộc phần thi này.

Em tự nhận thấy điểm yếu của mình đó chính là ở trong phần thi Tăng tốc, bởi em cảm nhận được mình là 1 người đa nhiệm rất kém. Phần thi này yêu cầu mình phải mắt liếc lên màn hình, đánh máy, đầu óc phải tính toán, phán đoán,… Em thấy những thao tác của mình còn chưa nhanh, có lẽ đó là điểm yếu lớn nhất của em khi tham gia chương trình.

Còn phần Về đích, ở vòng tuần, em trả lời sai hết cả 3 câu nhưng khi đến vòng quý lại chiến thắng.

Em nghĩ mình là học sinh chuyên Lý của trường THPT chuyên Phan Bội Châu nên những kiến thức thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên em nắm khá chắc chắn. Nhưng đôi khi cũng gặp những khó khăn trong các câu Toán học, còn những câu Lịch sử lại trả lời tốt.

Vì vậy, mỗi phần thi của em vừa là thế mạnh song cũng là điểm yếu! Bởi vậy, em thấy bản thân khi đi thi có phần không quá ổn định trong phong độ lẫn kiến thức, đó chính là điểm yếu. Còn về điểm mạnh đó là có tinh thần lạc quan, nhìn mọi thứ tích cực và cố gắng làm tất cả mọi thứ trong phần thi để không nuối tiếc.

{keywords}
Nguyễn Đình Duy Anh (học sinh lớp 12A3 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An)

Vậy em có nghĩ rằng, bản thân mình là người học chuyên Lý thì đó là lợi thế của mình khi trả lời những câu hỏi khó xoay quanh vùng kiến thức thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên không?

Việc dự thi Olympia đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, em phải ôn luyện khắp các vùng kiến thức mà bản thân mình nghĩ sẽ ra trong chương trình. Còn việc học Chuyên Lý giúp em có được những kiến thức sâu về Vật lý, giải những bài tập khó. Trong chương trình cũng có những phần thi liên quan đến việc giải thích hiện tượng, thí nghiệm,… em nghĩ mình sẽ làm tốt!

Mục tiêu giành được vòng nguyệt quế

Bước vào trận chung kết, Duy Anh có đặt ra cho mình mục tiêu thế nào?

Em mong muốn bản thân mình thi đấu tốt nhất để khi nhìn lại cảm thấy tự hào. Và nếu cố gắng thi, gặp may mắn đạt được vòng Nguyệt quế thì điều đó rất tuyệt vời rồi! (Cười).

Trong số 3 bạn chơi cùng em trong Đường lên đỉnh Olympia, em có đánh giá hay nhận xét gì về các bạn ấy?

Em thấy bạn Việt Thái là người rất tài năng. Bạn ấy đã viết 1 phần mềm, tạo 1 web riêng, soạn đề để chúng em cùng vào dự thi thử các phần đấu giống chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Qua đó, giúp chúng em luyện thêm được các kỹ năng, bổ sung các kiến thức,… Ngoài ra, bạn ấy có vùng hiểu biết rất rộng, em cảm thấy bạn ấy dường như không có áp lực nào khi đi thi. 

Còn bạn Hoàng Khánh, em biết bạn qua các nền tảng thi Olympia online và cũng từng đấu với bạn ấy vài trận. Em đánh giá được năng lực của bạn ấy rất tốt. Hơn nữa Hoàng Khánh lại là 1 người trải qua các phần thi với tốc độ rất nhanh, quyết đoán,..

Hải An lại là người có những thành tích đáng nể, từ giải Nhì Chinh phục đến hàng loạt những giải thưởng liên quan đến Toán học từ bậc THCS đến THPT, các chương trình về âm nhạc; piano,… Em thấy bạn ấy là người có kiến thức toàn diện không chỉ ở chiều rộng mà còn giỏi, sâu ở khắp các lĩnh vực.

Trong số 3 bạn chơi, 2 bạn Việt Thái, Hoàng Khánh đều có những thế mạng riêng, nhưng em đánh giá cao nhất là bạn Hải An. Em đánh giá cao cách chơi, phong thái tự tin của Hải An tại trận quý III. Bạn ấy đã có màn lội ngược dòng có thể nói là không thể tưởng tưởng tượng. Với 1 người như vậy, vừa chắc chắn kiến thức, tâm lý vững vàng,… thì bản thân không thể xem nhẹ được!

{keywords}
4 thí sinh của Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2021

Em có dự định sẽ mang đến trận chung kết với một phong thái khác biệt, tạo dấu ấn gì không?

Em nghĩ là mình cứ là chính mình thôi. Bởi khi tham gia vòng chung kết, chương trình trực tiếp và nhiều câu hỏi khó nên em sẽ dành hết thời gian cho việc thi đấu.

Cảm ơn Duy Anh đã có những chia sẻ chân thật nhé. Chúc em bình tĩnh và có phần thi xuất sắc trong trận chung kết năm!

'Hot girl' đa tài thi Olympia năm 2020 đã đỗ 1 khoa lấy điểm chuẩn cao chót vót

'Hot girl' đa tài thi Olympia năm 2020 đã đỗ 1 khoa lấy điểm chuẩn cao chót vót

Vũ Khánh Linh là một trong những nữ sinh từng gây sốt tại Đường lên đỉnh Olympia.

Bạch Dương

Ảnh: NVCC

Hành trình thiện nguyện từ 16 tuổi của chàng trai 'chỉ thích cho đi'

Mơ ước hoạt động thiện nguyện trở thành thói quen thường trực của giới trẻ, Lê Văn Phúc thành lập nhóm từ thiện ngay khi đang học lớp 11. Sau 4 năm hoạt động, nhóm đã thực hiện thành công nhiều dự án, chiến dịch lớn khiến ai cũng bất ngờ.

Tuổi 35 của Hoàng Thùy Linh có tất cả, chỉ thiếu... chồng

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh được nhận xét ngày càng trẻ hơn nhờ phong cách thời trang cá tính.

Cuộc trò chuyện tình cờ giúp nữ sinh ĐH Ngoại thương kiếm hơn 40 triệu/tháng

Chưa tốt nghiệp đại học, Lan Nhi đã là quản lý bán hàng một startup trên sàn thương mại điện tử quốc tế, thu nhập 2.000 – 3.000 USD/tháng. Câu chuyện khởi nghiệp của nữ sinh bắt đầu từ lần tình cờ nói chuyện với một người bạn...

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10.

Từng bị bắt nạt vì ngoại hình, nam sinh 90kg 'lột xác' làm MC

Từng có thời gian nặng gần 90kg, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, Sơn quyết tâm giảm cân. Năm thứ 3 đại học, nam sinh tham gia nhiều công việc, thu nhập cao điểm lên tới 150 triệu/tháng.

Quỳnh Lương 'Đừng làm mẹ cáu' đóng 'tiểu tam', hôn môi nóng bỏng bạn diễn nam

Quỳnh Lương bày tỏ áp lực khi thực hiện những cảnh hôn môi nóng bỏng cùng bạn diễn - diễn viên Steven Nguyễn do ngại và chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất.

Tiến sĩ công nghệ 26 tuổi nhận lương hơn 23 tỷ đồng/năm

Ninh Bác Vũ (26 tuổi) - Tiến sĩ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, được tập đoàn công nghệ Huawei mời về làm việc với mức lương 1 triệu USD/năm (hơn 23 tỷ/năm).

Lương 34 triệu/tháng, nữ cử nhân vẫn bỏ về quê làm công việc đặc biệt

Trương Quế Phương, 24 tuổi, ở Trung Quốc bỏ việc lương 10.000 NDT/tháng (hơn 34 triệu đồng/tháng) để về quê làm trưởng thôn.

Cô gái đạp xe 420 km, khám phá Hà Giang, Cao Bằng chỉ với 2,5 triệu đồng

Thay vì di chuyển bằng ô tô hay xe máy, Phương Nam lựa chọn “du lịch chậm” bằng xe đạp để tự do khám phá văn hóa, cảnh quan và hòa mình vào cuộc sống của người bản địa trong hành trình phượt Hà Giang và Cao Bằng suốt 8 ngày.

9X Hải Phòng đam mê làm nhà mô hình từ tăm tre

Sau 10 năm biết đến nghệ thuật làm nhà mô hình từ tăm tre, Hoàng Thế Cường (SN 1993, Hải Phòng) đã có thể làm ra hàng chục mẫu nhà đẹp mắt khiến nhiều người mê mẩn.

Đang cập nhật dữ liệu !