Chung đam mê, 4 chàng trai Ê đê bắt tay làm giàu từ nông nghiệp sạch

Với mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, 4 chàng trai Êđê tại thị trấn Krông Năng (huyện Krông Năng) có chung niềm đam mê nông nghiệp đã cùng nhau triển khai mô hình nông nghiệp sạch với tên gọi “Mập Farmer”.

Qua hơn 1 năm thực hiện, nhờ triển khai mô hình trồng cây trong nhà lưới không phun thuốc, chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật nên sản phẩm làm ra bảo đảm an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng…

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình, anh Y Phi On Mlô - người được xem là “thủ lĩnh” khởi xướng thành lập nhóm chia sẻ, trang trại có 4 thành viên đồng làm chủ, gồm: Y Phi On Mlô, Y Noel Niê (cùng SN 1995, trú buôn Wiao), Y Ngơi Mlô và Y Yô Rim Niê (cùng SN 1994, trú buôn Ur). Trong đó, Y Phi On Mlô đã tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội (phân hiệu tại Đắk Lắk), Y Noel Niê tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học Trường Đại học Tây Nguyên đều có nền tảng kiến thức về nông nghiệp.

Xuất thân trong gia đình nông dân trồng cà phê, Y Phi On phần nào hiểu rõ sự vất vả, cơ cực của nông dân, nhất là trong những năm gần đây, giá cả cà phê sụt giảm nghiêm trọng nên sản xuất hầu như không có lãi. Vì vậy, anh đã xin bố mẹ được thực hiện ước mơ khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch.

Ban đầu, bố mẹ anh còn ngần ngại do chưa hình dung được công việc cụ thể, nguồn vốn gia đình không nhiều, hơn nữa thấy sản xuất nông nghiệp thường gặp rất nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, bấp bênh về giá cả, tiêu thụ nông sản..., nhưng sự quyết tâm của Y Phi On đã thuyết phục được bố mẹ giao gần 5 sào đất rẫy để anh thực hiện mô hình.

Anh Y Phi On Mlô (bên trái) và anh Y Ngơi Mlô thu hoạch ớt.
Anh Y Phi On Mlô (bên trái) và anh Y Ngơi Mlô thu hoạch ớt.

Sau 1 năm kiên trì tìm hiểu, học hỏi trên sách báo và mạng Internet, Y Phi On thuyết phục được thêm 3 người bạn thân có chung niềm đam mê với mình khởi nghiệp theo mô hình nông nghiệp sạch.

“Ban Thường vụ Huyện Đoàn khuyến khích thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, đồng thời sẽ tạo điều kiện để thanh niên được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế".

anh Y Rô Ya Niê, Phó Bí thư phụ trách Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN huyện Krông Năng

Cuối năm 2019, với số vốn ít ỏi ban đầu là gần 50 triệu đồng, trên diện tích đất sẵn có, nhóm tự mua vật tư như ống nước, sắt thép, hệ thống tưới nhỏ giọt để xây dựng nhà lưới rộng hơn 100 m2. Ban đầu, do kinh phí hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm, nên nhóm chỉ trồng thí điểm dưa nước của người Êđê để nhân giống đem bán và trồng rau thủy canh, bầu bí. Với định hướng phát triển nông sản sạch, tất cả cây trồng ở đây đều được bón bằng phân hữu cơ từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như phân bò, rơm rạ…

Theo anh Y Phi On, đầu tư hệ thống nhà lưới vừa giúp tăng năng suất, rút ngắn thời gian thu hoạch, vừa tránh được rủi ro do thời tiết thay đổi thất thường. Cây dưa nước của người Êđê cũng giống dưa leo, rất dễ trồng lại phát triển rất nhanh, ưa bóng mát và nơi đất ẩm, trồng khoảng 3 - 4 tháng là có thể thu hoạch. Vì giống dưa này đang ngày càng khan hiếm nên nông trại thu hoạch trái già bán hạt giống với giá 5.000 đồng/hạt.

Ngoài ra, thông qua báo đài, mạng Internet, anh nhận thấy thị trường trong và ngoài nước đang có nhiều doanh nghiệp cần nhập quả ớt về làm nguyên liệu chế biến tương và sản xuất dược liệu nên đã thí điểm trồng ớt an toàn xuất khẩu trên diện tích hơn 1 sào. Để cây trồng có chất lượng tốt, nhóm đã đầu tư hệ thống tưới tiêu, chọn thời điểm thích hợp để gieo giống, chăm sóc cây. Do ớt là cây có khả năng thích nghi thời tiết tốt nên sau 3 tháng đã đơm hoa kết trái, thu hoạch hằng ngày được gần 1 tạ quả, với giá bán 20.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, nhóm còn ươm ớt giống để bán cây con cho người dân. Đến nay, mô hình sản xuất ớt an toàn đang đem lại thu nhập ổn định, giúp nhóm thu hồi vốn đầu tư ban đầu.

Anh Y Phi On Mlô chăm sóc dàn bầu bí.
Anh Y Phi On Mlô chăm sóc dàn bầu, bí.

Anh Y Phi On tâm sự, cách làm của nhóm là lấy ngắn nuôi dài, vì nếu đầu tư lớn sẽ khó khăn về tài chính. Do vậy ở giai đoạn đầu, trang trại trồng chủ yếu là cây ngắn ngày nhằm thu hồi vốn nhanh để quay vòng tái sản xuất. Bước đầu, sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận, mô hình đã được Hội LHTN Việt Nam tỉnh hỗ trợ vốn 20 triệu đồng nên thời gian tới “Mập Farmer” sẽ mở rộng diện tích, sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Có thể nói, ứng dụng công nghệ trồng rau sạch trong nhà lưới là hướng đi phù hợp để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay và cần được nhân rộng. Thời gian qua, trên địa bàn huyện Krông Năng có nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu là mô hình nông nghiệp sạch nói trên..

Sở hữu hàng chục nghìn phôi nấm, mỗi tháng bà chủ trại nấm sạch ở Bến Tre thu hàng chục triệu đồng

Sở hữu hàng chục nghìn phôi nấm, mỗi tháng bà chủ trại nấm sạch ở Bến Tre thu hàng chục triệu đồng

Năm 2017, chị Mai Thị Ánh Xuân, ấp Phước Xuân, xã An Khánh, huyện Châu Thành mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình trồng nấm sạch. Mỗi tháng, chị thu lợi nhuận từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.

Theo baodaklak

Khởi nghiệp với 35 triệu đi vay, 9X đang thu về nửa tỷ/năm

Khởi nghiệp chỉ với 35 triệu đồng, người đàn ông ở Thanh Hóa đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mang lại lợi nhuận nửa tỷ đồng/năm.

Vợ chồng nghỉ việc giáo viên, nuôi tảo xoắn thu nửa tỷ một năm

Hơn 10 năm tham gia giảng dạy, cặp vợ chồng là giáo viên ở Ninh Bình quyết định xin nghỉ việc để khởi nghiệp với nghề nuôi tảo xoắn, mang lại thu nhập cao.

Cuộc đua chuỗi cà phê ngoại

Các chuỗi cà phê thương hiệu quốc tế đổ bộ cho thấy, thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng.

Khởi nghiệp từ dịch vụ viết hồi ký cho người cao tuổi

Chăm sóc, viết hồi ký cho người cao tuổi là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao.

'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó

Trái ngược với nhiều quỹ khác - vốn thường đầu tư vào cổ phiếu trụ cột, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, VinaCapital rót tiền vào rất nhiều lĩnh vực, từ cổ phiếu Việt cho tới các dự án bất động sản, năng lượng tỷ USD.

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.

Nữ sinh viên khởi nghiệp với dự án biến loại cây rác thành sản phẩm hữu ích

Từ bèo tây, loại cây được coi là rác, cô nữ sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai dự án với 2 nhóm sản phẩm độc đáo làm từ bèo tây: xơ sợi, bột bèo.