Chùa cổ 700 tuổi ở ngoại thành Hà Nội nguy cơ bị sập

Được xây dựng trước năm 1328, Diễn Phúc tự (tức chùa Tre, ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã xuống cấp nhiều năm nay. Mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ, tường vôi bong tróc chi chít, cột kèo mối mọt, ẩm mốc...

Chùa Tre có tên chữ là Diễn Phúc tự. Theo tấm bia đá trước tiền đường, chùa được dựng vào đời Khai Thái thứ 5, ngày mồng 7 tháng Giêng năm Mậu Thìn (1328). Nội dung tấm bia có đoạn ghi: “Viện Diễn Phúc - lộ Quốc Oai - Hương Già, xóm Quế để kính tặng thường trụ Tam bảo...”. Vì vậy, chùa Tre đến nay có niên đại gần 700 năm.

{keywords}
Diễn Phúc tự (tức chùa Tre, ở Phú Xuyên, Hà Nội) xuống cấp trầm trọng do chưa thể thống nhất phương án tu sửa.

Chùa Tre có cổng tam quan khá lớn. Giữa cổng, bên ngoài có đề 3 chữ Hán: “Diễn Phúc tự”, còn 4 chữ Hán hàng dưới là: “Từ Quang Phổ Chiếu”. Bên trái Tam quan là cây bồ đề cổ thụ. Chùa Tre quay về phía tây, hướng ra sông Nhuệ. Nhà tiền đường chạy dài 5 gian, hai bên hồi bít đốc, chính giữa bờ nóc có một quả cầu lửa. Bên trái có một số mộ tháp của các sư trụ trì. Trước sân chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ tát thế đứng và một cây hương đá có niên đại thế kỷ XVIII.

{keywords}
Bức tượng Phật bà Quan Âm trước sân chùa đã bị nứt vỡ.

Trong thượng điện chùa Tre hiện còn nhiều bức tượng cổ rất đẹp, tiêu biểu là tượng Quan Âm Nam Hải có 18 tay, cao 2m, ngồi thiền thế 'kiết già' trên bệ sen. Dưới bệ sen là 4 đầu rồng quay về bốn góc, phần thân sơn vàng, phần bệ sen và đầu rồng sơn hồng.

Chùa Tre xuống cấp từ lâu, mái ngói xô lệch và thủng nhiều chỗ; sân chùa cỏ mọc um tùm, tường vôi bong tróc chi chít, cột kèo thì mối mọt, ẩm mốc.

{keywords}
Mái ngói xô lệch, thủng nhiều chỗ.

Trụ trì chùa Tre Thích Đàm Vinh cho biết, chùa đã được lên kế hoạch tu sửa nhiều lần, tuy nhiên đến này vẫn chưa được triển khai: “Nhiều lần tôi gửi đơn lên chính quyền địa phương, xin được tu sửa lại ngôi chùa nhưng giữa nhà chùa và chính quyền vẫn chưa thống nhất được phương án".

Trụ trì chia sẻ thêm, do chưa được công nhận là di tích nên việc trùng tu gặp khó khăn, bởi các giấy tờ liên quan của ngôi chùa 700 tuổi này đã bị mất. 

{keywords}
Các chi tiết, hoa văn của ngôi chùa.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Trưởng thôn Đại Nghiệp (xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thông tin: “Chùa xuống cấp khoảng gần chục năm nay, chúng tôi phối hợp với trụ trì Thích Đàm Vinh lên kế hoạch tôn tạo lại, thế nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể sửa lại được do vướng mắc một số vấn đề.

Trước đó, chùa cũng đã được trùng tu lại nhưng lần này hỏng hóc nhiều hạng mục, sụt lở từ chân móng, ngói cũng bị hỏng nhiều, bây giờ có trận mưa to là ngôi chùa có thể bị đổ, sập bất cứ lúc nào. Chúng tôi mong muốn được sửa chữa sớm để đảm bảo an toàn cho ngôi chùa”.

Cũng theo ông Thành, trong chùa có nhiều bức tượng gần 700 năm rất quý, nếu để mưa gió vào rất dễ bị hỏng; chẳng may chùa mà sập trước lúc được sửa chữa thì kos tránh khỏi làm hỏng các bức tượng.

"Chúng tôi cố gắng bảo tồn ngôi chùa, nếu sửa chữa, chúng tôi vẫn giữ lại hồn cốt, thiết kế theo nguyên bản cũ, giữ lại toàn bộ bức tượng, bia đá… trong chùa”, ông Thành nói thêm.

{keywords}
Cổng chùa đã được xây mới khang trang, nhưng bên trong thì hầu hết các hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng.
{keywords}
Mái ngói đầy những lỗ thủng.
{keywords}
Cỏ mọc tươi tốt trên nền đất ẩm.
{keywords}
Chùa đã treo tấm biển cảnh báo nguy hiểm khi mùa mưa bão sắp đến.
{keywords}
Nhiều bức tượng trong chùa có niên đại gần 700 năm.
{keywords}
Các cột, kèo bên trong ngôi chùa bị mối mọt, mục... đứng trước nguy cơ sụp đổ.
{keywords}
Ngói trong tòa Tam bảo rơi đầy xuống đất.
{keywords}
{keywords}
Để tránh bị nắng mưa, nhà chùa đã phải căng bạt lên những chỗ ngói bị rơi xuống.
{keywords}
 Tường nhà nứt, cửa gỗ, cột gỗ bị mối mọt ăn thủng.
{keywords}
Mái ngói xập xệ.
{keywords}
"Tôi hy vọng chùa được tu sửa càng sớm càng tốt, để chúng tôi có nơi đến lễ chùa, niệm Phật", một Phật tử bày tỏ sự sốt ruột khi nhìn ngôi chùa của làng trong tình trạng chờ sập.
{keywords}
 
{keywords}
Dù mái ngói của ngôi chùa đã hỏng, trụ bằng gỗ mục nát, rỗng bên trong, các hạng mục khác cũng xuống cấp trầm trọng, rêu phong mọc um tùm, song ngôi chùa vẫn được các sư thầy, tăng ni phật tử chăm sóc, lên hương hàng ngày. Được biết, hiện có một số đơn vị, nhà hảo tâm sẵn sàng cung tiến tiền để địa phương sửa chữa, nâng cấp ngôi chùa Tre.

Bảo Khánh

Chen chân làm thủ tục chuẩn hóa thông tin thuê bao di động trước giờ G

Rất đông khách hàng đổ về các cửa hàng giao dịch của 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone ở Hà Nội để làm thủ tục chuẩn hóa thông tin cá nhân trước ngày cuối tháng 3.

Xuyên đêm săn loài cá biển ngược sông Lam

Cá mòi ngược con nước để vào mùa sinh sản, đây cũng là dịp người dân vạn chài dọc sông Lam (Nghệ An) tất bật cả ngày đêm để đánh bắt, mang lại thu nhập cho gia đình.

Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa

Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.

Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày

Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.

Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội

Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.

Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp

Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.

Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường

Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.

Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu

Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.

Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành

Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.

Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình

Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Đang cập nhật dữ liệu !