Cận cảnh ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, cần 150 tỉ đồng để tu bổ

Chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thế kỷ 8, là chùa cổ nhất ở Hà Nội. Chùa nổi tiếng với 18 bức tượng La Hán. Nhiều hạng mục trong chùa đã xuống cấp trầm trọng, cần khẩn trương tu bổ.

Chùa Tây Phương nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại, ngôi chùa được xây dựng khoảng thế kỷ 8, là chùa cổ thứ hai của cả nước, sau chùa Dâu ở Bắc Ninh.

Theo thời gian, nhiều hạng mục của ngôi chùa bị xuống cấp, tượng bị bong tróc, không còn giữ được nét đẹp và phong thái đặc biệt.

{keywords}
Chùa Tây Phương tọa lạc tại thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Là trụ trì của chùa Tây Phương từ những năm 1980, ni sư Thích Đàm Thủy (70 tuổi) chứng kiến tình trạng xuống cấp của chùa qua nhiều giai đoạn. Ni sư cho biết, hiện tại một số ngói lợp các gian đã bị xô; những hôm mưa, nước ngấm vào bên trong, làm ướt các pho tượng. Nhiều cột trụ bị mối đục, ăn mòn từ chân đế lên dần đến các điểm nối giữa xà và cột gỗ. Nhà chùa đã mua thuốc mối về đặt để khắc phục tạm thời nhưng không mấy hiệu quả.

{keywords}
Nhiều bức tượng trong chùa bị bong tróc.

“Tôi ở đây đã hơn 40 năm. Lần gần nhất nhà chùa được tu sửa là năm 1991. Vì ngôi chùa xây dựng từ rất lâu rồi nên nhiều hạng mục đã xuống cấp. Tôi mong chính quyền sớm có biện pháp tu sửa lại ngôi chùa này nhưng không làm mới để giữ nguyên nét cổ kính vốn có”, ni sư Thích Đàm Thủy bày tỏ.

{keywords}
Gỗ xà bị mối mọt chằng chịt.

Trao đổi với PV, ông Cấn Việt Hùng - Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin thể thao huyện Thạch Thất cho hay, đơn vị cũng đã nắm bắt được hiện trạng xuống cấp của ngôi chùa và cũng đưa ra các phương án để trình lên thành phố về các phương án tu bổ.

“Chúng tôi đã có kế hoạch, có văn bản trình TP Hà Nội về việc tu bổ lại chùa Tây Phương. Thành phố giao cho Sở Văn hóa và thể thao phối hợp với huyện Thạch Thất trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phương án tu sửa để phê duyệt. Nguồn kinh phí dự kiến 150 tỉ đồng", ông Hùng thông tin.

{keywords}
Chùa Tây Phương nằm trên đỉnh đồi Câu Lâu, nên để đến cổng chính của chùa, du khách phải đi bộ qua 239 bậc thang đá ong.
{keywords}
Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể các đơn nguyên, bao gồm các hạng mục: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà Tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách.
{keywords}
Trong chùa có khoảng 72 pho tượng gỗ theo kiểu tượng tròn, được đánh giá vào loại bậc nhất về nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng.

{keywords}

{keywords}
Đặc biệt hơn cả là 18 pho tượng La Hán lớn bằng người thật trong các tư thế khác nhau ở hai bên tường lâu của thượng điện. Giống như nhà thơ Huy Cận miêu tả, mỗi vị là biểu tượng của một nỗi khổ, cử chỉ, dáng điệu riêng thể hiện những tính cách khác nhau khá sinh động và hiếm thấy trong nghệ thuật điêu khắc cổ. 
{keywords}
Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao chừng 3m, trang nghiêm phúc hậu. Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18, một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19, hầu hết các pho tượng đều đã xuống cấp.
{keywords}
Mái chùa Tây Phương rất đặc biệt, có những góc đao cong vút lên, cấu tạo theo kiểu hai lớp, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng.
{keywords}
Hàng năm, chùa cổ Tây Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để du khách đến với xứ Đoài để lễ phật trong ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nội, đồng thời chiêm ngưỡng, tham quan những công trình nghệ thuật nguy nga, tráng lệ xung quanh.
{keywords}
Hiện tại, chùa cũng đã mở cửa đón khách thập phương.

Bảo Khánh

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Đang cập nhật dữ liệu !