Chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc làm nên cách mạng đánh đổ thực dân

Cuộc cách mạng giành lại độc lập dân tộc trong mùa thu năm 1945 là cuộc nổi dậy của tất thảy những người Việt Nam yêu nước, được tổ chức, đoàn kết, thống nhất dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc làm nên cách mạng đánh đổ thực dân - ảnh 1

Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền. Ảnh: T.L

Trước diễn biến mau lẹ của tình hình thế giới, trong nước, tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Hội nghị lần thứ sáu nhằm đánh giá tình hình, đề ra chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam. Hội nghị nhận định, bản chất của chiến tranh thế giới là cuộc chiến tranh “phản động”, “cướp bóc”, xâu xé lẫn nhau giữa hai tập đoàn đế quốc, “Thế giới sẽ là cái lò sát sinh lớn! Nhân loại sẽ phải chịu một số kiếp vô cùng thê thảm”. Tình thế mới đã đặt ra trước mắt vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương, không còn con đường nào khác con đường vùng lên đánh đổ đế quốc, thực dân. 

Như thế, chỉ đạo chiến lược của Đảng đã có sự chuyển hướng rất quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Khi Nhật đưa quân vào Việt Nam (ngày 22-9-1940), Pháp ký hiệp định thừa nhận quân Nhật có mặt trên đất Đông Dương, nhân dân ta chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Tình thế cách mạng thay đổi, tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 11-1940) Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Lúc này phải làm cho toàn thể nhân dân phát huy lòng yêu nước, đặt quyền lợi tối cao của dân tộc lên trên các quyền lợi khác để đồng lòng, góp sức đập tan ách thống trị của phát-xít, thực dân, giành chính quyền về tay nhân dân.

Trước diễn biến mau lẹ của tình hình thế giới, trong nước, tháng 11-1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Hội nghị lần thứ sáu nhằm đánh giá tình hình, đề ra chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam. Hội nghị nhận định, bản chất của chiến tranh thế giới là cuộc chiến tranh “phản động”, “cướp bóc”, xâu xé lẫn nhau giữa hai tập đoàn đế quốc, “Thế giới sẽ là cái lò sát sinh lớn! Nhân loại sẽ phải chịu một số kiếp vô cùng thê thảm”. Tình thế mới đã đặt ra trước mắt vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương, không còn con đường nào khác con đường vùng lên đánh đổ đế quốc, thực dân. 

Như thế, chỉ đạo chiến lược của Đảng đã có sự chuyển hướng rất quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Khi Nhật đưa quân vào Việt Nam (ngày 22-9-1940), Pháp ký hiệp định thừa nhận quân Nhật có mặt trên đất Đông Dương, nhân dân ta chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Tình thế cách mạng thay đổi, tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 11-1940) Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Lúc này phải làm cho toàn thể nhân dân phát huy lòng yêu nước, đặt quyền lợi tối cao của dân tộc lên trên các quyền lợi khác để đồng lòng, góp sức đập tan ách thống trị của phát-xít, thực dân, giành chính quyền về tay nhân dân.

Chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc làm nên cách mạng đánh đổ thực dân - ảnh 2

Giành chính quyền tại thị xã Hòn Gai. (Tranh vẽ tại Bảo tàng Quảng Ninh)

Tháng 5-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trên cơ sở nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là phát-xít Nhật và thực dân Pháp cùng bọn tay sai, Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. 

Đảng ta khẳng định tiếp tục giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Đông Dương là giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát-xít Nhật. Để huy động được đông đảo nhân dân Việt Nam vào công cuộc giải phóng dân tộc, Hội nghị chủ trương “phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân”. Vì thế, cần thành lập một tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất với tên mới “có tính chất dân tộc hơn”, “có một mãnh lực dễ hiệu triệu hơn”, đó là Việt Nam Độc lập đồng minh,gọi tắt là Việt Minh. Sau khi ra đờiMặt trận Việt Minh phát triển nhanh chóng, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, dưới các hình thức như: Hội Công nhân Cứu quốcHội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ lão Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Quân nhân Cứu quốc, Hội Thiếu niên Cứu quốc, Hội Nhi đồng Cứu vong, Hội Văn hóa cứu quốc, v.v. 

Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh nêu rõ truyền thống hào hùng của dân tộc: “Một dân tộc có trên bốn ngàn năm lịch sử trước sau bị phong kiến Trung Hoa đô hộ đến hơn mười thế kỷ mà vẫn không bị diệt vong; một dân tộc đã sinh ra những vị anh hùng cứu quốc như Trưng Trắc, Triệu Ẩu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung quyết không chịu làm vong quốc nô mãi! Một dân tộc sáu bảy mươi năm chiến đấu không ngớt chống chủ nghĩa đế quốc, đã viết lên những trang lịch sử đầy hy sinh anh dũng,… quyết không chịu làm trâu ngựa cho quân đế quốc da trắng hay da vàng!... Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. 

Nhờ có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, kịp thời của Đảng và phát động chủ nghĩa yêu nước trong đồng bào của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, cách mạng Việt Nam chuyển sang một cao trào đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc mạnh mẽ. Để thực hiện chủ trương của Đảng “Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang”, cùng với việc chuẩn bị lực lượng chính trị, các địa phương cũng tích cực xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng dưới hình thức đội tự vệ cứu quốcvà tiểu tổ du kích cứu quốc. 

Ngày 22-12-1944, theo quyết định của Trung ương Đảng và chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng.

Theo yêu cầu của tình hình và sự phát triển của phong trào, các căn cứ  cách mạng được thành lập. Ở đó, các Ủy ban Việt Minh đảm nhiệm vai trò chính quyền địa phương, với nhiều xã “hoàn toàn”, tổng “hoàn toàn” và cả châu “hoàn toàn”, tức là tất cả nhân dân đều tham gia Việt Minh. Phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta phát triển nhanh chóng, thanh thế Việt Minh lan rộng khắp cả nước. 

Đầu năm 1945, diễn biến chiến tranh thế giới đẩy phát-xít Đức đến bờ vực diệt vong, phát-xít Nhật rơi vào tình trạng khốn quẫn. Ở Đông Dương, mâu thuẫn Nhật - Pháp lên đến đỉnh điểm. Nhật làm đảo chính lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp để độc chiếm Đông Dương, tổ chức phòng thủ chống quân Đồng minh tiến vào. Ngay trong đêm 09-3-1945, khi nhận được tin Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng. Hội nghị nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho điều kiện cuộc khởi nghĩa chóng chín muồi và ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (ngày 12-3-1945), phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Từ tháng 3-1945, cách mạng Việt Nam tiến lên cao trào kháng Nhật cứu nước. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân (tháng 4-1945). Từ căn cứ địa Việt Bắc, Việt Nam giải phóng quân tiến xuống phía Nam, đi đến đâu cũng đều được lực lượng quần chúng nổi dậy phối hợp hoạt động xóa bỏ bộ máy thống trị của phát-xít Nhật và bọn tay sai, thành lập chính quyền nhân dân. Ủy ban dân tộc giải phóng ở các địa phương được thành lập. Cả dân tộc ta gấp rút chuẩn bị những công việc cuối cùng, tạo và đón lấy thời cơ để vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 14-8-1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Sáu vạn quân Nhật ở Đông Dương lâm vào tình trạng hoang mang, suy sụp. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim tan rã.

Tình thế mới đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng của các tầng lớp nhân dân cả nước. Thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa đã tới. Lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Dự báo trước diễn biến tình hình thế giới, từ ngày 13-8 đến ngày 15-8-1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị khẳng định “cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”, “mục đích cuộc chiến đấu của ta lúc này là giành quyền độc lập hoàn toàn”. Hội nghị cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa ngay trong đêm 13-8.

Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Theo lời kêu gọi của Bác Hồđông đảo các tầng lớp nhân dân đã nhất tề nổi dậy, dưới các hình thức phổ biến là mít tinh, biểu tình, tuần hành vũ trang với khí thế mạnh mẽ, quyết liệt, áp đảo, chiếm các công sở, lật đổ chính quyền địch, giành chính quyền về tay nhân dân.

Cách mạng Tháng Tám thực sự là cuộc nổi dậy của tất cả đồng bào Việt Nam yêu nước, bằng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, lật đổ thực dân - phong kiến, giành độc lập cho dân tộc. Cách mạng Tháng Tám đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý; trong đó, có bài học về khơi dậy tinh thần yêu nước của toàn dân, cần được vận dụng, phát huy trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

BTV

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !