Chủ khách sạn 4 sao hiến kế cho Đà Nẵng: Đấu giá kinh doanh nhà hàng!

"Ai đời thời buổi công nghệ này mà còn cho người trực tiếp tới ngồi ở các quầy tính tiền để ghi nhận doanh thu? Việc này dễ gây phản cảm, khiến cho những nơi làm ăn đàng hoàng có cảm giác bị nghi ngờ là làm ăn gian dối nên mới có người theo dõi..."

Sau khi báo chí và tại các kỳ họp HĐND TP có nhiều ý kiến phản ảnh về việc thất thu thuế ở các nhà hàng, khách sạn, gần đây ngành thuế Đà Nẵng đã triển khai một số biện pháp để chống thất thu thuế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, cách làm của ngành thuế Đà Nẵng chưa phù hợp, hiệu quả không cao và dễ gây phản cảm.

Chủ khách sạn 4 sao hiến kế cho Đà Nẵng: Đấu giá kinh doanh nhà hàng! - ảnh 1

Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty TNHH Minh Toàn, chủ khách sạn 4 sao Minh Toàn Galaxy trả lời phỏng vấn Infonet ngày 9/5 (Ảnh: HC)

PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty TNHH Minh Toàn, chủ khách sạn Minh Toàn Galaxy là một trong những khách sạn 4 sao rất thành công ở Đà Nẵng hiện nay. Luôn tự nhận mình “học ít” (chưa có bằng đại học) nhưng những hiến kế của ông Nguyễn Hữu Thành cho sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ du lịch Đà Nẵng cũng như nguồn thu ngân sách của TP rất đáng cho các cơ quan chức năng xem xét.

PV: Thưa ông, ông thấy như thế nào khi ngành thuế cho người trực tiếp đến ngồi tại quầy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn để kiểm tra doanh thu hàng ngày nhằm chống thất thu thuế?

Ông Nguyễn Hữu Thành: TP chủ trương chống thất thu thuế trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là đúng, nhưng cách làm của ngành thuế, theo tôi là chưa đúng. Ai đời thời buổi công nghệ này mà còn cho người trực tiếp tới ngồi ở các quầy tính tiền để ghi nhận doanh thu? Tuy việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại dễ gây phản cảm, khiến cho những nơi đầu tư lớn, làm ăn đàng hoàng có cảm giác bị nghi ngờ là làm ăn gian dối nên mới có người đến theo dõi tận nơi!

PV: Vậy theo ông, nên làm bằng cách nào?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi từng có lần góp ý với một vị lãnh đạo ngành thuế Đà Nẵng cần coi lại cách làm để vừa giảm thiểu biên chế, vừa thu đúng, thu đủ, thu được nhiều nhưng vẫn rất khoa học và dần đưa đến chuyện bền vững lâu dài.

Theo tôi, nên dùng công nghệ để quản lý, bằng cách cơ quan thuế cho máy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn áp dụng một loại giấy có chung màu sắc, kích cỡ và chung biểu mẫu để làm phiếu tính tiền. Khách hàng mua nếu lấy hóa đơn ngay thì xuất hóa đơn, số còn lại chưa cần hóa đơn thì cuối tuần hoặc cuối tháng xuất một lần theo các phiếu tính tiền. Nếu khách không lấy thì bỏ.

Thực tế là người Việt Nam chưa quen với việc đi ăn mà ngồi chờ viết hóa đơn đỏ, và cũng không phải ai cũng có mã số thuế để lấy hóa đơn đỏ. Vậy thì cơ quan thuế cần quản lý doanh thu của các nhà hàng, khách sạn bằng phiếu tính tiền. Ở nhà hàng, khách sạn nào cơ quan thuế cũng dán thông báo đề nghị khách hàng lấy phiếu tính tiền. Mà nếu khách hàng có không yêu cầu thì các nhà hàng, khách sạn cũng phải đưa phiếu tính tiền cho khách để khách thanh toán.

Tuy nhiên, nếu khách phát hiện nhà hàng, khách sạn nào sử dụng phiếu tính tiền không đúng loại giấy, màu sắc, biểu mẫu đã được quy định chung thì cơ quan thuế sẽ thưởng 50 – 100% chi phí mà họ phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn đó. Số tiền thưởng này sẽ được lấy từ chính tiền phạt các nhà hàng, khách sạn không chấp hành đúng quy định.

Thứ hai là máy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn đều phải nối mạng về cơ quan thuế theo mã số được cơ quan thuế cấp cho mỗi cơ sở kinh doanh. Mỗi lần nhập số liệu vào phiếu tính tiền để đưa cho khách hàng thanh toán thì đều được cập nhật ngay vào dữ liệu của nhà hàng, khách sạn đó ở máy chủ của cơ quan thuế. Vậy thì các nhà hàng, khách sạn giấu doanh thu thế nào được?

Viết ra một chương trình phần mềm và thực hiện việc nối mạng để quản lý như vậy cần nhiều chi phí lắm không? Theo tôi là không bao nhiêu. Và làm theo cách đó thì cần nhiều người hay ít người? Chắc chắn là ít hơn rất nhiều, nhưng ngược lại hiệu quả quản lý rất rõ ràng, minh bạch, các nhà hàng, khách sạn không thể giấu doanh thu đi đâu, cũng không thể tùy tiện tăng giá được. Đồng thời cũng sẽ ngăn chặn được tình trạng cán bộ thuế thông đồng, che giấu cho các nhà hàng, khách sạn giấu doanh thu để được hưởng “lại quả”!

PV: Vị lãnh đạo ngành thuế mà ông vừa nêu trả lời như thế nào đối với đề xuất của ông?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi xin phép không nêu tên vị đó nhưng tôi hơi ngạc nhiên khi ông trả lời là làm theo cách mà tôi đề xuất thì số người dôi dư ra sẽ làm cái chi? Tôi bảo anh nói tức cười quá. Trình độ của họ không đáp ứng được làm việc này thì họ nghỉ, đi làm việc khác chứ cơ quan nhà nước đâu phải là nơi giải quyết công ăn việc làm theo kiểu... từ thiện? Anh phải nghĩ điều đó thì mới chống thất thu thuế được. Mà cái cách như tôi đề xuất có làm được không? Tôi nghĩ là quá đơn giản để làm.

Với nước nào, tỉnh nào thì cái quan trọng là phải biết cách kiếm ra tiền một cách chân chính. Để cho sự tồn tại được bền vững mà không phải lo âu thì phải làm ra tiền. Chính quyền cũng làm ra tiền được chứ, làm ra tiền bằng quyền lực mà pháp luật cho phép và tận thu từ dịch vụ trên khối tài sản khổng lồ mình đang quản lý mà mọi người cũng được hưởng theo. Người dân nhờ, doanh nghiệp nhờ, nhà nước tăng thu thì bảo đảm sẽ ổn định được nguồn thu lâu dài.

Và nếu quản lý được doanh thu qua mạng đối với các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để chống thất thu thuế thì cũng sẽ kéo thêm chuyện khác nữa về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nơi này. 

Đừng vì “thương” một người mà hại “chết” nhiều người khác!

PV: Ông đề xuất cách thức áp dụng việc quản lý qua mạng để chống thất thu thuế đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Thông qua nối mạng với các cơ quan quản lý nhà nước theo mã số được TP cấp cho mỗi cơ sở kinh doanh, hàng ngày các nhà hàng, khách sạn, quán ăn phải kê khai số lượng, chủng loại, nguồn gốc thực phẩm đầu vào, có hóa đơn, chứng từ hẳn hoi và được cơ quan chức năng xác nhận đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ vào các kê khai đó, cơ quan quản lý có thể kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào. Anh không thể “chạy” hóa đơn để đối phó được. Còn nếu kê khai gian dối thì bị xử phạt nặng.

Mấy nơi tích trữ, chế biến thịt thối bán vào đâu? Bán cho mấy nhà hàng chứ đâu nữa. Nhưng bây giờ cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ từ khâu kê khai đầu vào hàng ngày qua mạng và kiểm tra đột xuất thì liệu họ có dám dùng thực phẩm để kinh doanh nữa không? Đồng thời họ phải đáp ứng các quy chuẩn từ bàn ghế, nhà bếp, nhà vệ sinh... Với cách làm này, chắc chắn số nhà hàng, quán ăn sẽ giảm xuống, nhưng như thế có ảnh hưởng đến nguồn thu của TP hay không? Theo tôi là không!

PV: Vậy vì sao số cơ sở kinh doanh giảm xuống mà việc thu thuế lại không bị ảnh hưởng?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Có người nói với tôi, nếu áp dụng các biện pháp quản lý quá chặt, các nhà hàng sẽ nghỉ nhiều thì nhà nước không thu được thuế. Tôi cho không phải như vậy. Có thể trước đây Đà Nẵng có 1.000 nhà hàng, nay chỉ còn 500 thôi nhưng vẫn thu thuế đủ, thu đúng mà lại tạo ra được những nhà hàng ăn uống rõ nét, đúng nghĩa. Vì nếu quy hoạch lại thì có khi giấy phép kinh doanh nhà hàng còn phải đấu giá nữa kia.

Ví dụ quận Hải Châu có bao nhiêu dân, tương ứng với tỉ lệ bao nhiêu nhà hàng là hợp lý thì TP quy hoạch lại. Ai muốn kinh doanh nhà hàng thì phải đấu giá. Như vậy là ngay từ khởi điểm, nhà nước đã thu được một mớ tiền. Sau mấy năm phát triển, số lượng nhà hàng tăng lên bao nhiêu là vừa sẽ được công bố công khai. Còn bây giờ anh muốn mở thêm nhà hàng, nhà nước không cấp giấy phép nữa thì anh có thể mua lại, nhượng quyền lại các nhà hàng đã được cấp giấy phép vì đó là giấy phép mà họ đấu giá. Nhà nước lại thu thêm được một mớ tiền nữa.

Trong khi đó, người mở nhà hàng phải thực hiện đúng quy chuẩn về dịch vụ và an toàn thực phẩm như tôi vừa nói, nếu không đúng thì nhà nước sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh. Người ta phải bỏ số tiền lớn để đấu giá hoặc nhượng quyền giấy phép kinh doanh, đóng bàn ghế, làm nhà bếp, nhà vệ sinh... theo đúng quy chuẩn, vậy thì họ có dám đưa thực phẩm bẩn vào kinh doanh để có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh không? Tôi tin là không!

Đó là cách làm cho lâu dài. Có thực hiện được không? Tôi nghĩ là được. Đừng bao giờ “thương hại” họ không đủ tiền để làm theo đúng quy định. Không thể như vậy được. Có đủ sức thì hãy ra kinh doanh, còn không đủ sức thì anh nên tự động tìm việc khác mà làm. Cũng giống như bên biển, trước đây cũng có ý kiến “thương” mấy người bán hàng rong, bảo là họ nghèo nên mới phải đi bán gánh ốc hút. Đồng ý là thương người nghèo, nhưng thương kiểu đó là làm hại cho cả TP, cả đất nước không thể phát triển được!

Anh muốn bán ốc hút? Được, tôi cho anh bán, nhưng anh phải mở cửa hàng đàng hoàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà nước có thu thuế. Tự do nhưng phải trong khuôn khổ như thế, chứ không phải vì bà đó già, bưng rổ ốc hút ra biển bán thì thương bả, để cho bả bán. Thương như thế là hại cho cả xã hội. Thương như thế là không thương những người ăn ốc hút có thể ăn phải ốc bẩn. Và nếu cứ thương như thế thì đã không có bãi biển Đà Nẵng sạch đẹp, quy củ, ngăn nắp được nhiều người khen ngợi như bây giờ. Chưa kể, nếu cứ “thương” như thế là hại chết các nhà đầu tư!

Không thể cạnh tranh kiểu phá giá, bất kể thủ đoạn, bất chấp sức khỏe!

PV: Thưa ông, vì sao có chuyện “thương” như ông nói lại hại chết các nhà đầu tư?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Người ta bỏ tiền ra đầu tư thì phải tồn tại và phát triển, nhưng ở mình bây giờ cứ đầu tư ra là chết. Bởi vì cứ có cái nhà mặt tiền, mua vài cái bàn, cái ghế bỏ vô là thành nhà hàng, thành quán cafe cạnh tranh phá giá khiến không nhà đầu tư nào chịu nổi. Và cũng vì thế mà cafe bẩn, cafe tạp nham xảy ra. Nếu quy hoạch rõ ràng, quản lý chặt chẽ thì làm sao những chỗ đó có thể “lọt sổ”? Ít để kiểm soát cho kỹ, quản lý có hệ thống, không đảm bảo chất lượng, không đúng quy chuẩn thì không được mở nhà hàng, quán ăn.

Đà Nẵng đang phát động xây dựng TP khởi nghiệp, nhưng khởi nghiệp không có nghĩa ai muốn ra làm thế nào cũng được. Làm như thế là tự giết khởi nghiệp nhưng lại mở đường cho những người kinh doanh chỉ nhằm vào cái lợi của mình mà bất chấp thủ đoạn. Tôi thấy cách làm như hiện nay của Đà Nẵng khiến các doanh nghiệp tư nhân dần dần ai cũng nghèo đi hết.

Một số người giàu lên chẳng qua là nhờ “trúng mánh” về cơ chế đất cát này nọ, mua 1 bán 3 - 4, từ đó mà phất lên trong thời gian ngắn. Chứ làm ăn chân chính, mua 9 bán 10 thì khó mà giàu lên được. Thậm chí có người có tiền nhưng sau một thời gian đầu tư lại trở thành... không có tiền nữa, do cứ mở ra là bể vì không thể cạnh tranh nổi với kiểu kinh doanh phá giá, bất kể thủ đoạn, bất chấp sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Người đầu tư nhà hàng đúng tiêu chuẩn chết đã đành nhưng cái quán bên cạnh sử dụng thực phẩm bẩn để bán phá giá cũng không thể sống lâu được. Thế là chết chùm!

PV: Nhưng có một thực tế là rất nhiều người hiện không có việc làm nên phải gom góp, vay mượn ít vốn liếng mở quán cafe, quán ăn nho nhỏ để kiếm kế sinh nhai. Nếu bây giờ bắt buộc mở nhà hàng thì phải đạt chuẩn, còn không đạt chuẩn phải dẹp bỏ hết thì những người đó lấy gì mà sống, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi xin nói rõ là đề xuất của tôi không nhằm dẹp bỏ ai hết mà chỉ nhằm quy hoạch lại cho môn ra môn, khoai ra khoai để đảm bảo một sự phát triển bền vững.. TP cần quy định các nhà hàng mở trên các tuyến đường lớn, mang tính bộ mặt của đô thị như Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo... thì bắt buộc phải đạt chuẩn; còn nếu mở ở cấp thấp hơn, bình dân hơn thì ở những tuyến đường nhỏ lẻ. Cần phải quy định rõ ràng như thế chứ không để lộn xộn. vừa mất mỹ quan đô thị vừa giảm niềm tin của du khách.

Anh muốn mở nhà hàng, tôi không cấm. Nhưng tôi quy hoạch ở thời điểm này quận Hải Châu chỉ cần 50 nhà hàng là đủ và tổ chức đấu giá. Anh muốn mở nhà hàng sau khi đã đấu giá thì có thể mua lại, nhượng quyền lại giấy phép của người đã đấu giá. Việc đó đều phải nằm trong sự quản lý của nhà nước và phải đóng thuế. Và khi mở ở đường Nguyễn Văn Linh chẳng hạn thì nhà hàng phải đạt 10 tiêu chuẩn, ngược lại nhà nước đảm bảo cho anh không có chuyện bị cạnh tranh lộn xộn. Còn nếu nhà hàng chỉ đủ sức đáp ứng 5 – 7 tiêu chuẩn thì anh tìm vị trí khác.

Khách muốn đi ăn ở nhà hàng nằm ở tuyến đường có thương hiệu thì phải chấp nhận mức giá cao hơn; còn muốn ăn ở nhà hàng, quán xá bình dân thì có khu vực dành cho mức giá bình dân. Như vậy công tác quản lý sẽ thuận lợi hơn, và từ đó cũng sẽ tạo sự bền vững cho ngành kinh doanh dịch vụ du lịch của Đà Nẵng. Nhà đầu tư sẽ yên tâm là không có chuyện bỏ rất nhiều tiền mở một nhà hàng đạt chuẩn nhưng lại sợ cái quán lụp xụp cạnh đó cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng khiến việc kinh doanh của họ bị phá sản sớm!

PV: Để giải quyết tình trạng này, ngoài giải pháp quản lý bằng hệ thống mạng như ông vừa nêu, ông còn đề xuất thêm giải pháp nào khác không?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Theo tôi, cũng vẫn là giải pháp về quy hoạch. Muốn ngành dịch vụ du lịch Đà Nẵng phát triển bền vững thì cần phải quy hoạch lại. TP có thể ban hành các chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện ban đầu để người ta mở các nhà hàng đạt chuẩn, có quản lý, có kiểm soát. Quản lý được thuế, kiểm soát được thực phẩm.

Đấu giá giấy phép có làm nảy sinh chuyện xin – cho?

PV: Nhưng liệu đấu giá giấy phép mở nhà hàng có làm nảy ra chuyện xin – cho hay không?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Đấu giá công khai thì làm gì có chuyện xin – cho? Theo tôi, việc đấu giá mở nhà hàng theo số lượng đã được quy hoạch phù hợp với nhu cầu của sự phát triển ở từng giai đoạn sẽ đem lại cho TP nguồn thu không nhỏ. Và một khi người kinh doanh yên tâm, mạnh dạn bỏ tiền ra đầu tư thì nhà nước sẽ càng thu thêm được nhiều thuế. Đây là cách để nhà nước lấy được tiền nhưng người ta chấp nhận, doanh nghiệp chấp nhận. Tính bền vững chính là nằm ở chỗ đó.

Chưa kể, với việc quy hoạch rõ ràng như vậy sẽ góp phần làm cho giá trị đất đai được nâng cao và thực chất hơn. Ví dụ nhà mặt tiền đường này vì sao có giá trị? Vì tuyến đường đó đẻ ra tiền, kinh doanh những nhà hàng đạt chuẩn, những mặt hàng cao cấp..., gia tăng được thu nhập cho doanh nghiệp và nhà nước cũng tăng thu được thuế. Thứ hai là bộ mặt đô thị sẽ rất rõ nét. Như vậy là TP tạo niềm tin cho người kinh doanh về giá trị đất đai, tài sản của họ. Giá trị này được mọi người công nhận là đúng nghĩa vì nó đẻ ra tiền.  Chứ không thì như người ta vẫn nói, giá trị đất đai của Đà Nẵng hiện nay là ảo vì không làm ra tiền mà giá đất lại cao.

PV: Ông có nghĩ rằng khi những ý kiến này của ông được đưa lên báo, có thể sẽ gây nhiều tranh cãi, thậm chí có người bảo ông là ỷ giàu mà chê người nghèo, đề xuất gây khó khăn cho việc làm ăn, kiếm sống của người nghèo hay không?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Vì sự phát triển bền vững của ngành du lịch, dịch vụ Đà Nẵng mà tôi mạnh dan nêu một vài đề xuất, có cái có thể thực hiện ngay, có cái cần phải có lộ trình, thậm chí có cái sẽ gây tranh cãi, nhưng cần thiết thì cũng phải tranh cãi cho nó ra vấn đề. Có thể khi tôi nói những điều này sẽ ảnh hưởng tới một số người, nhưng tôi nói là vì đại cuộc chứ không vì thương ai, chê ai.

Không quy hoạch, không có phân khúc rõ ràng để quản lý thì vẫn sẽ còn buôn bán chụp giựt, gặp khi đông khách thì tùy tiện tăng giá, nhà nước không thu được thuế để lo phúc lợi xã hội, người tiêu dùng bị thiệt mà chỉ có người bán hưởng lợi riêng mình. Để vượt qua cái khó, ổn định lâu dài, phát triển bền vững và hợp lý thì phải nghĩ cho cái đại sự. Không quản lý bằng cách dẹp bỏ mà quản lý bằng cách để cho nó vận hành một cách có tổ chức. Chứ nếu mình không mạnh dạn mà cứ nghĩ đơn giản thì sẽ cứ mãi như thế, không thể nào vượt ải được!

PV: Xin cám ơn ông.

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi từng có lần góp ý với một vị lãnh đạo ngành thuế Đà Nẵng cần coi lại cách làm để vừa giảm thiểu biên chế, vừa thu đúng, thu đủ, thu được nhiều nhưng vẫn rất khoa học và dần đưa đến chuyện bền vững lâu dài.

Theo tôi, nên dùng công nghệ để quản lý, bằng cách cơ quan thuế cho máy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn áp dụng một loại giấy có chung màu sắc, kích cỡ và chung biểu mẫu để làm phiếu tính tiền. Khách hàng mua nếu lấy hóa đơn ngay thì xuất hóa đơn, số còn lại chưa cần hóa đơn thì cuối tuần hoặc cuối tháng xuất một lần theo các phiếu tính tiền. Nếu khách không lấy thì bỏ.

Thực tế là người Việt Nam chưa quen với việc đi ăn mà ngồi chờ viết hóa đơn đỏ, và cũng không phải ai cũng có mã số thuế để lấy hóa đơn đỏ. Vậy thì cơ quan thuế cần quản lý doanh thu của các nhà hàng, khách sạn bằng phiếu tính tiền. Ở nhà hàng, khách sạn nào cơ quan thuế cũng dán thông báo đề nghị khách hàng lấy phiếu tính tiền. Mà nếu khách hàng có không yêu cầu thì các nhà hàng, khách sạn cũng phải đưa phiếu tính tiền cho khách để khách thanh toán.

Tuy nhiên, nếu khách phát hiện nhà hàng, khách sạn nào sử dụng phiếu tính tiền không đúng loại giấy, màu sắc, biểu mẫu đã được quy định chung thì cơ quan thuế sẽ thưởng 50 – 100% chi phí mà họ phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn đó. Số tiền thưởng này sẽ được lấy từ chính tiền phạt các nhà hàng, khách sạn không chấp hành đúng quy định.

Thứ hai là máy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn đều phải nối mạng về cơ quan thuế theo mã số được cơ quan thuế cấp cho mỗi cơ sở kinh doanh. Mỗi lần nhập số liệu vào phiếu tính tiền để đưa cho khách hàng thanh toán thì đều được cập nhật ngay vào dữ liệu của nhà hàng, khách sạn đó ở máy chủ của cơ quan thuế. Vậy thì các nhà hàng, khách sạn giấu doanh thu thế nào được?

Chưa kể với việc nối mạng máy tính tiền, các nhà hàng, khách sạn còn phải nhập đơn giá từng món ăn, từng dịch vụ vào phiếu tính tiền. Như vậy họ có bán đúng giá đã kê khai, niêm yết hay không, có tùy tiện tăng giá hay không... thì các cơ quan quản lý đều biết, có bằng chứng rõ ràng, không chạy đâu cho thoát được.

Viết ra một chương trình phần mềm và thực hiện việc nối mạng để quản lý như vậy cần nhiều chi phí lắm không? Theo tôi là không bao nhiêu. Và làm theo cách đó thì cần nhiều người hay ít người? Chắc chắn là ít hơn rất nhiều, nhưng ngược lại hiệu quả quản lý rất rõ ràng, minh bạch, các nhà hàng, khách sạn không thể giấu doanh thu đi đâu, cũng không thể tùy tiện tăng giá được. Đồng thời cũng sẽ ngăn chặn được tình trạng cán bộ thuế thông đồng, che giấu cho các nhà hàng, khách sạn giấu doanh thu để được hưởng “lại quả”!

PV: Vị lãnh đạo ngành thuế mà ông vừa nêu trả lời như thế nào đối với đề xuất của ông?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi xin phép không nêu tên vị đó nhưng tôi hơi ngạc nhiên khi ông trả lời là làm theo cách mà tôi đề xuất thì số người dôi dư ra sẽ làm cái chi? Tôi bảo anh nói tức cười quá. Trình độ của họ không đáp ứng được làm việc này thì họ nghỉ, đi làm việc khác chứ cơ quan nhà nước đâu phải là nơi giải quyết công ăn việc làm theo kiểu... từ thiện? Anh phải nghĩ điều đó thì mới chống thất thu thuế được. Mà cái cách như tôi đề xuất có làm được không? Tôi nghĩ là quá đơn giản để làm.

Với nước nào, tỉnh nào thì cái quan trọng là phải biết cách kiếm ra tiền một cách chân chính. Để cho sự tồn tại được bền vững mà không phải lo âu thì phải làm ra tiền. Chính quyền cũng làm ra tiền được chứ, làm ra tiền bằng quyền lực mà pháp luật cho phép và tận thu từ dịch vụ trên khối tài sản khổng lồ mình đang quản lý mà mọi người cũng được hưởng theo. Người dân nhờ, doanh nghiệp nhờ, nhà nước tăng thu thì bảo đảm sẽ ổn định được nguồn thu lâu dài.

Và nếu quản lý được doanh thu qua mạng đối với các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để chống thất thu thuế thì cũng sẽ kéo thêm chuyện khác nữa về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nơi này. Giống như nuôi con gà, tất nhiên mình muốn đẻ trứng nhiều, nhưng không phải bằng cách cho hóa chất, thuốc kích dục vào để rồi con gà mau chết, mà phải làm sao để nó đẻ được nhiều trứng, và tới khi hết đẻ, đem mổ thịt bán vẫn có người ăn, vẫn là thịt sạch, thịt tốt!

Vì sao áp dụng công nghệ quản lý qua mạng đối với việc chống thất thu thuế lại có thể kéo theo chuyện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi trao đổi của ông Nguyễn Hữu Thành ở phần tiếp theo: “Hiến kế cho dịch vụ du lịch Đà Nẵng: Đấu giá kinh doanh nhà hàng!”.

 


Sau khi báo chí và tại các kỳ họp HĐND TP có nhiều ý kiến phản ảnh về việc thất thu thuế ở các nhà hàng, khách sạn, thời gian gần đây ngành thuế Đà Nẵng đã triển khai một số biện pháp để chống thất thu thuế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, cách làm của ngành thuế Đà Nẵng là chưa phù hợp, hiệu quả không cao, thiếu bền vững nhưng lại dễ gây phản cảm.

Chủ khách sạn 4 sao hiến kế cho Đà Nẵng: Đấu giá kinh doanh nhà hàng! - ảnh 2

Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Cong ty TNHH Minh Toàn, chủ khách sạn 4 sao Minh Toàn Galaxy trả lời phỏng vấn Infonet ngày 9/5 (Ảnh: HC)

Ngày 9/5, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty TNHH Minh Tòan, chủ khách sạn Minh Toàn Galaxy là một trong những khách sạn 4 sao rất thành công ở Đà Nẵng hiện nay. Luôn tự nhận mình “học ít” (chưa có bằng đại học) nhưng những hiến kế của ông Nguyễn Hữu Thành cho sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ du lịch Đà Nẵng cũng như nguồn thu ngân sách của TP rất đáng cho các cơ quan chức năng xem xét.

PV: Thưa ông, ông thấy như thế nào khi ngành thuế cho người trực tiếp đến ngồi tại quầy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn để kiểm tra doanh thu hàng ngày nhằm chống thất thu thuế?

Ông Nguyễn Hữu Thành: TP chủ trương chống thất thu thuế trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là đúng, nhưng cách làm của ngành thuế, theo tôi là chưa đúng. Ai đời thời buổi công nghệ này mà còn cho người trực tiếp tới ngồi ở các quầy tính tiền để ghi nhận doanh thu? Tuy việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại dễ gây phản cảm, khiến cho những nơi đầu tư lớn, làm ăn đàng hoàng có cảm giác bị nghi ngờ là làm ăn gian dối nên mới có người đến theo dõi tận nơi!

PV: Vậy theo ông, nên làm bằng cách nào?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi từng có lần góp ý với một vị lãnh đạo ngành thuế Đà Nẵng cần coi lại cách làm để vừa giảm thiểu biên chế, vừa thu đúng, thu đủ, thu được nhiều nhưng vẫn rất khoa học và dần đưa đến chuyện bền vững lâu dài.

Theo tôi, nên dùng công nghệ để quản lý, bằng cách cơ quan thuế cho máy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn áp dụng một loại giấy có chung màu sắc, kích cỡ và chung biểu mẫu để làm phiếu tính tiền. Khách hàng mua nếu lấy hóa đơn ngay thì xuất hóa đơn, số còn lại chưa cần hóa đơn thì cuối tuần hoặc cuối tháng xuất một lần theo các phiếu tính tiền. Nếu khách không lấy thì bỏ.

Thực tế là người Việt Nam chưa quen với việc đi ăn mà ngồi chờ viết hóa đơn đỏ, và cũng không phải ai cũng có mã số thuế để lấy hóa đơn đỏ. Vậy thì cơ quan thuế cần quản lý doanh thu của các nhà hàng, khách sạn bằng phiếu tính tiền. Ở nhà hàng, khách sạn nào cơ quan thuế cũng dán thông báo đề nghị khách hàng lấy phiếu tính tiền. Mà nếu khách hàng có không yêu cầu thì các nhà hàng, khách sạn cũng phải đưa phiếu tính tiền cho khách để khách thanh toán.

Tuy nhiên, nếu khách phát hiện nhà hàng, khách sạn nào sử dụng phiếu tính tiền không đúng loại giấy, màu sắc, biểu mẫu đã được quy định chung thì cơ quan thuế sẽ thưởng 50 – 100% chi phí mà họ phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn đó. Số tiền thưởng này sẽ được lấy từ chính tiền phạt các nhà hàng, khách sạn không chấp hành đúng quy định.

Thứ hai là máy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn đều phải nối mạng về cơ quan thuế theo mã số được cơ quan thuế cấp cho mỗi cơ sở kinh doanh. Mỗi lần nhập số liệu vào phiếu tính tiền để đưa cho khách hàng thanh toán thì đều được cập nhật ngay vào dữ liệu của nhà hàng, khách sạn đó ở máy chủ của cơ quan thuế. Vậy thì các nhà hàng, khách sạn giấu doanh thu thế nào được?

Chưa kể với việc nối mạng máy tính tiền, các nhà hàng, khách sạn còn phải nhập đơn giá từng món ăn, từng dịch vụ vào phiếu tính tiền. Như vậy họ có bán đúng giá đã kê khai, niêm yết hay không, có tùy tiện tăng giá hay không... thì các cơ quan quản lý đều biết, có bằng chứng rõ ràng, không chạy đâu cho thoát được.

Viết ra một chương trình phần mềm và thực hiện việc nối mạng để quản lý như vậy cần nhiều chi phí lắm không? Theo tôi là không bao nhiêu. Và làm theo cách đó thì cần nhiều người hay ít người? Chắc chắn là ít hơn rất nhiều, nhưng ngược lại hiệu quả quản lý rất rõ ràng, minh bạch, các nhà hàng, khách sạn không thể giấu doanh thu đi đâu, cũng không thể tùy tiện tăng giá được. Đồng thời cũng sẽ ngăn chặn được tình trạng cán bộ thuế thông đồng, che giấu cho các nhà hàng, khách sạn giấu doanh thu để được hưởng “lại quả”!

PV: Vị lãnh đạo ngành thuế mà ông vừa nêu trả lời như thế nào đối với đề xuất của ông?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi xin phép không nêu tên vị đó nhưng tôi hơi ngạc nhiên khi ông trả lời là làm theo cách mà tôi đề xuất thì số người dôi dư ra sẽ làm cái chi? Tôi bảo anh nói tức cười quá. Trình độ của họ không đáp ứng được làm việc này thì họ nghỉ, đi làm việc khác chứ cơ quan nhà nước đâu phải là nơi giải quyết công ăn việc làm theo kiểu... từ thiện? Anh phải nghĩ điều đó thì mới chống thất thu thuế được. Mà cái cách như tôi đề xuất có làm được không? Tôi nghĩ là quá đơn giản để làm.

Với nước nào, tỉnh nào thì cái quan trọng là phải biết cách kiếm ra tiền một cách chân chính. Để cho sự tồn tại được bền vững mà không phải lo âu thì phải làm ra tiền. Chính quyền cũng làm ra tiền được chứ, làm ra tiền bằng quyền lực mà pháp luật cho phép và tận thu từ dịch vụ trên khối tài sản khổng lồ mình đang quản lý mà mọi người cũng được hưởng theo. Người dân nhờ, doanh nghiệp nhờ, nhà nước tăng thu thì bảo đảm sẽ ổn định được nguồn thu lâu dài.

Và nếu quản lý được doanh thu qua mạng đối với các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để chống thất thu thuế thì cũng sẽ kéo thêm chuyện khác nữa về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nơi này. Giống như nuôi con gà, tất nhiên mình muốn đẻ trứng nhiều, nhưng không phải bằng cách cho hóa chất, thuốc kích dục vào để rồi con gà mau chết, mà phải làm sao để nó đẻ được nhiều trứng, và tới khi hết đẻ, đem mổ thịt bán vẫn có người ăn, vẫn là thịt sạch, thịt tốt!

Sau khi báo chí và tại các kỳ họp HĐND TP có nhiều ý kiến phản ảnh về việc thất thu thuế ở các nhà hàng, khách sạn, thời gian gần đây ngành thuế Đà Nẵng đã triển khai một số biện pháp để chống thất thu thuế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, cách làm của ngành thuế Đà Nẵng là chưa phù hợp, hiệu quả không cao, thiếu bền vững nhưng lại dễ gây phản cảm.

Chủ khách sạn 4 sao hiến kế cho Đà Nẵng: Đấu giá kinh doanh nhà hàng! - ảnh 3

Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Cong ty TNHH Minh Toàn, chủ khách sạn 4 sao Minh Toàn Galaxy trả lời phỏng vấn Infonet ngày 9/5 (Ảnh: HC)

Ngày 9/5, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty TNHH Minh Tòan, chủ khách sạn Minh Toàn Galaxy là một trong những khách sạn 4 sao rất thành công ở Đà Nẵng hiện nay. Luôn tự nhận mình “học ít” (chưa có bằng đại học) nhưng những hiến kế của ông Nguyễn Hữu Thành cho sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ du lịch Đà Nẵng cũng như nguồn thu ngân sách của TP rất đáng cho các cơ quan chức năng xem xét.

PV: Thưa ông, ông thấy như thế nào khi ngành thuế cho người trực tiếp đến ngồi tại quầy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn để kiểm tra doanh thu hàng ngày nhằm chống thất thu thuế?

Ông Nguyễn Hữu Thành: TP chủ trương chống thất thu thuế trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn là đúng, nhưng cách làm của ngành thuế, theo tôi là chưa đúng. Ai đời thời buổi công nghệ này mà còn cho người trực tiếp tới ngồi ở các quầy tính tiền để ghi nhận doanh thu? Tuy việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại dễ gây phản cảm, khiến cho những nơi đầu tư lớn, làm ăn đàng hoàng có cảm giác bị nghi ngờ là làm ăn gian dối nên mới có người đến theo dõi tận nơi!

PV: Vậy theo ông, nên làm bằng cách nào?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi từng có lần góp ý với một vị lãnh đạo ngành thuế Đà Nẵng cần coi lại cách làm để vừa giảm thiểu biên chế, vừa thu đúng, thu đủ, thu được nhiều nhưng vẫn rất khoa học và dần đưa đến chuyện bền vững lâu dài.

Theo tôi, nên dùng công nghệ để quản lý, bằng cách cơ quan thuế cho máy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn áp dụng một loại giấy có chung màu sắc, kích cỡ và chung biểu mẫu để làm phiếu tính tiền. Khách hàng mua nếu lấy hóa đơn ngay thì xuất hóa đơn, số còn lại chưa cần hóa đơn thì cuối tuần hoặc cuối tháng xuất một lần theo các phiếu tính tiền. Nếu khách không lấy thì bỏ.

Thực tế là người Việt Nam chưa quen với việc đi ăn mà ngồi chờ viết hóa đơn đỏ, và cũng không phải ai cũng có mã số thuế để lấy hóa đơn đỏ. Vậy thì cơ quan thuế cần quản lý doanh thu của các nhà hàng, khách sạn bằng phiếu tính tiền. Ở nhà hàng, khách sạn nào cơ quan thuế cũng dán thông báo đề nghị khách hàng lấy phiếu tính tiền. Mà nếu khách hàng có không yêu cầu thì các nhà hàng, khách sạn cũng phải đưa phiếu tính tiền cho khách để khách thanh toán.

Tuy nhiên, nếu khách phát hiện nhà hàng, khách sạn nào sử dụng phiếu tính tiền không đúng loại giấy, màu sắc, biểu mẫu đã được quy định chung thì cơ quan thuế sẽ thưởng 50 – 100% chi phí mà họ phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn đó. Số tiền thưởng này sẽ được lấy từ chính tiền phạt các nhà hàng, khách sạn không chấp hành đúng quy định.

Thứ hai là máy tính tiền của các nhà hàng, khách sạn đều phải nối mạng về cơ quan thuế theo mã số được cơ quan thuế cấp cho mỗi cơ sở kinh doanh. Mỗi lần nhập số liệu vào phiếu tính tiền để đưa cho khách hàng thanh toán thì đều được cập nhật ngay vào dữ liệu của nhà hàng, khách sạn đó ở máy chủ của cơ quan thuế. Vậy thì các nhà hàng, khách sạn giấu doanh thu thế nào được?

Chưa kể với việc nối mạng máy tính tiền, các nhà hàng, khách sạn còn phải nhập đơn giá từng món ăn, từng dịch vụ vào phiếu tính tiền. Như vậy họ có bán đúng giá đã kê khai, niêm yết hay không, có tùy tiện tăng giá hay không... thì các cơ quan quản lý đều biết, có bằng chứng rõ ràng, không chạy đâu cho thoát được.

Viết ra một chương trình phần mềm và thực hiện việc nối mạng để quản lý như vậy cần nhiều chi phí lắm không? Theo tôi là không bao nhiêu. Và làm theo cách đó thì cần nhiều người hay ít người? Chắc chắn là ít hơn rất nhiều, nhưng ngược lại hiệu quả quản lý rất rõ ràng, minh bạch, các nhà hàng, khách sạn không thể giấu doanh thu đi đâu, cũng không thể tùy tiện tăng giá được. Đồng thời cũng sẽ ngăn chặn được tình trạng cán bộ thuế thông đồng, che giấu cho các nhà hàng, khách sạn giấu doanh thu để được hưởng “lại quả”!

PV: Vị lãnh đạo ngành thuế mà ông vừa nêu trả lời như thế nào đối với đề xuất của ông?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Tôi xin phép không nêu tên vị đó nhưng tôi hơi ngạc nhiên khi ông trả lời là làm theo cách mà tôi đề xuất thì số người dôi dư ra sẽ làm cái chi? Tôi bảo anh nói tức cười quá. Trình độ của họ không đáp ứng được làm việc này thì họ nghỉ, đi làm việc khác chứ cơ quan nhà nước đâu phải là nơi giải quyết công ăn việc làm theo kiểu... từ thiện? Anh phải nghĩ điều đó thì mới chống thất thu thuế được. Mà cái cách như tôi đề xuất có làm được không? Tôi nghĩ là quá đơn giản để làm.

Với nước nào, tỉnh nào thì cái quan trọng là phải biết cách kiếm ra tiền một cách chân chính. Để cho sự tồn tại được bền vững mà không phải lo âu thì phải làm ra tiền. Chính quyền cũng làm ra tiền được chứ, làm ra tiền bằng quyền lực mà pháp luật cho phép và tận thu từ dịch vụ trên khối tài sản khổng lồ mình đang quản lý mà mọi người cũng được hưởng theo. Người dân nhờ, doanh nghiệp nhờ, nhà nước tăng thu thì bảo đảm sẽ ổn định được nguồn thu lâu dài.

Và nếu quản lý được doanh thu qua mạng đối với các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để chống thất thu thuế thì cũng sẽ kéo thêm chuyện khác nữa về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nơi này. Giống như nuôi con gà, tất nhiên mình muốn đẻ trứng nhiều, nhưng không phải bằng cách cho hóa chất, thuốc kích dục vào để rồi con gà mau chết, mà phải làm sao để nó đẻ được nhiều trứng, và tới khi hết đẻ, đem mổ thịt bán vẫn có người ăn, vẫn là thịt sạch, thịt tố

HẢI CHÂU (thực hiện)

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.