Giám đốc Nhi khoa Bạch Mai: Bố mẹ chớ chủ quan khi con sốt xuất huyết có dấu hiệu này

TS.BS Nguyễn Thành Nam, GĐ Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không bỏ qua dấu hiệu con bị sốt xuất huyết kèm đau bụng khi tự theo dõi ở nhà.

Chia sẻ với phóng viên, TS. Nguyễn Thành Nam cho biết, những ngày gần đây sốt xuất huyết đang có dấu hiệu nóng lên với số ca mắc tăng, tỷ lệ nặng cũng tăng mạnh.

Tại Trung tâm Nhi khoa ngày nào cũng có các cháu phải nhập viện do sốt xuất huyết. Hầu hết các cháu đều mắc sốt xuất huyết biểu hiện sốt cao nhưng không hạ ở ngày thứ 2-3. Gia đình lo lắng đưa vào viện. Thậm chí có những cháu ở giai đoạn nặng (ngày thứ 5-6) cũng được bố mẹ đưa vào. 

“Hầu hết trẻ ở địa bàn Hà Nội. Ngày nào cũng có khoảng 3- 4 cháu phải nhập viện, còn số lượng đến khám được về theo dõi hàng ngày thì nhiều hơn. 

Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai, TS. BS Nguyễn Thành Nam 

Rất mừng là dường như, dịch bệnh đã được các gia đình chú trọng hơn nên những ngày qua Trung tâm không gặp bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nặng mới nhập viện. Điều này khác với trước đây 2- 3 tháng, Trung tâm đã cứu sống những trường hợp mắc sốt xuất huyết biến chứng khá nặng”, TS. BS Trần Thành Nam cho hay. 

Mặc dù trẻ mắc sốt xuất huyết nếu không xảy ra những dấu hiệu bất thường được các bác sĩ cho về nhà theo dõi. Tuy nhiên, TS. BS Thành Nam cũng lưu ý những dấu hiệu bố mẹ cần phải lưu ý khi con mắc sốt xuất huyết theo dõi tại nhà.

Đầu tiên phải kể đến là việc trẻ ăn uống không đạt được yêu cầu. “Quan điểm của chúng tôi là trong các bệnh truyền nhiễm như sốt virus, sốt xuất huyết… thì điều trị bằng các đường uống, trẻ tự ăn uống được là lý tưởng nhất. Do đó, chúng tôi thường xuyên động viên gia đình cho con uống thật nhiều nước, đặc biệt là các nước bù điện giải như Orezol”, TS. BS Thành Nam cho hay.

Trong trường hợp trẻ mất nước (nôn nhiều, uống không bù được, đái ít mệt nhiều) thì gia đình nên đưa con vào viện kiểm tra. Tại bệnh viện các bác sĩ sẽ có chỉ định thăm khám, đánh giá mức độ để điều trị kịp thời. 

TS. BS Thành Nam cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch khi thấy con mệt, khô môi, miệng. Bởi truyền dịch bên cạnh mặt tích cực thì cũng rất nhiều mặt trái. Nếu truyền dịch ở nhà, không có điều kiện theo dõi rất nguy hiểm cho các cháu. Đã xảy ra trường hợp sốc, thậm chí tử vong khi truyền dịch tại nhà.

Do đó, BS Thành Nam khuyến cáo, truyền dịch phải được thực hiện tại các cơ sở y tế có điều kiện theo dõi điều trị thường xuyên. Và chỉ nên truyền dịch cho những cháu không có khả năng tự uống. 

Đặc biệt, nếu trẻ sốt xuất huyết nhưng bị đau bụng nhiều thì cũng không được chủ quan. Nhiều người lầm tưởng con bị rối loạn tiêu hoá nhưng thực sự đây là là dấu hiệu nguy cơ nặng của sốt xuất huyết. 

Lý giải điều này, TS. BS Thành Nam cho biết, đau bụng có thể một phần do rối loạn chức năng gan, cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá hoặc đau bụng có thể do thoát dịch ra ổ bụng…

“Do đó, các bậc phụ huynh phải để ý, nếu trẻ có biểu hiện này tốt nhất là đưa đến viện theo dõi cho đảm bảo an toàn”, TS. BS Thành Nam nhấn mạnh. 

Theo báo cáo của Sở Y tế, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận khoảng 10.000 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 12 ca tử vong (năm 2021 không có ca tử vong).

Đặc biệt, số ca mắc gia tăng mạnh những tuần gần đây. Nếu như đầu tháng 9-2022, số ca mắc trong khoảng 500-700 ca/tuần, thì đến cuối tháng 10-2022, ghi nhận 1.200-1.400 ca/tuần.

Sốt xuất huyết có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có giảm tiểu cầu, thường xảy ra từ ngày thứ 4 đến 7 của bệnh (giai đoạn nguy hiểm).

Theo dự báo, đỉnh dịch sốt xuất huyết có thể rơi vào trung tuần tháng 11. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, thành phố đã tổ chức tập huấn cho các bệnh viện công lập và ngoài công lập về phác đồ điều trị, cập nhật những kiến thức về sốt xuất huyết.

Đối với các bệnh viện, ngành Y tế đã thực hiện phân luồng, phân tuyến để phù hợp với mức độ bệnh nhân nặng, nhẹ và chuyển tuyến an toàn. Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các bệnh viện bảo đảm đủ hóa chất, vật tư tiêu hao, thuốc… trong thu dung, điều trị người bệnh.

N. Huyền 

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang cập nhật dữ liệu !