Chính thức công bố kết quả khai quật tháp Chăm nghìn năm

Các kết quả ban đầu về việc khai quật di tích Chăm ở làng Phong Lệ (phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) vừa được công bố hôm nay, 28/8 ở ngay bên cạnh hiện trường khai quật.

Chính thức công bố kết quả khai quật tháp Chăm nghìn năm

>> Đà Nẵng phát hiện "mỏ vàng" di tích Việt - Chăm

>> “Mỏ vàng” di tích Việt – Chăm trước nguy cơ "Cự Đà" thứ hai

Chính thức công bố kết quả khai quật tháp Chăm nghìn năm

"Hố thiêng" ở trung tâm nền tháp Chăm Phong Lệ vừa được các nhà khảo cổ phát hiện - Ảnh: HC

Ngày 28/8, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với các nhà khảo cổ của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã chính thức công bố các kết quả ban đầu về việc khai quật di tích Chăm ở làng Phong Lệ (phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) ở ngay bên cạnh hiện trường khai quật.

Đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, khảo cổ trong và ngoài nước cùng các bậc phụ lão của làng đã có mặt chứng kiến ông Nguyễn Chiều, giảng viên Khảo cổ học Khoa Lịch sử (ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội), phụ trách công tác khai quật, công bố những thông tin hấp dẫn vừa được phát hiện sau hơn 1 tháng khai quật tại khu đền tháp Chămpa có niên đại khoảng 1.000 năm này.

Đây cũng là lần thứ hai việc khai quật tại di tích Chăm Phong Lệ được tiến hành, trên tổng diện tích 500m2, tại khu vực tháp chính. Kết quả đo đạc đến thời điểm này cho thấy, nền móng tòa tháp chính này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ (cửa giả) và 1 cửa chính. Ngoài ra, đoàn khai quật còn phát hiện một số vết tích điêu khắc nghệ thuật khá tinh xảo, giúp xác định niên đại.

Trước đó, trong lần khai quật giai đoạn 1 vào tháng 4/2011, đoàn đã khai quật 5 hố với diện tích khoảng 206m2; phát hiện được tháp cổng và bắt đầu lộ một phần của tháp chính. Sau đó, đoàn đã tiếp tục khai quật thêm 4 hố khác với diện tích khoảng 300m2.

Ông Nguyễn Chiều cho biết, quá trình khai quật đã làm lộ rõ và chính xác toàn bộ quy mô, cấu trúc chân móng của một tòa tháp Chăm rất lớn. Chân móng có hình chữ Thập. Từ cửa Đông đến cửa Tây có chiều dài 23,15m, từ cửa Bắc đến cửa Nam có chiều dài 19,3m. Từ móng tường Đông đến móng tường Tây dài 15,85m; từ móng tường Bắc đến móng tường Nam dài 16,15m.

Chính thức công bố kết quả khai quật tháp Chăm nghìn năm

Các hiện vật vừa tiếp tục được phát hiện trong đợt khai quật thứ 2 tại di tích Chăm Phong Lệ - Ảnh: HC

Bề mặt của chân móng khá bằng phẳng, được tạo bởi một lớp gạch vụn đầm rất chắc dày khoảng 10cm. Phía dưới lớp gạch vụn đầm mặt móng đến độ sâu hơn 2m là những lớp gạch vụ đầm khác xen kẽ giữa những lớp đá cuội và cát trắng. Độ dày của những lớp gạch vụ này không đều nhau. Dưới cùng là sinh thổ gồm những lớp đất cát pha khá mịn và chặt.

So sánh những di tích hiện còn và hiện vật đã được thu gom về Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng trong đợt khai quật trước, các nhà khảo cổ xác định khu đền tháp Chăm Phong Lệ có niên đại từ cuối thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ XI, tương ứng với niên đại di tích Chăm Khương Mỹ nổi tiếng ở tỉnh Quảng Nam.

Giảng viên khảo cổ Nguyễn Xuân Mạnh (khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội), người cùng ông Nguyễn Chiều phụ trách đoàn khai quật, đặc biệt lưu ý đến hố vuông có cạnh phủ bì khoảng 6,5m, cạnh trong lòng 4,25m, độ sâu cùng với móng tháp (không dưới 1,8m) mà đoàn đã đào được dưới nền trung tâm tháp Chăm Phong Lệ. Các nhà khảo cổ tạm gọi đây là "hố thiêng" bởi nó ẩn chứa nhiều điều chưa thể giải mã.

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ chuyên vẽ phục chế các công trình kiến trúc di tích cho hay, "hố thiêng" là nơi đặt bệ thờ, thường thờ thần Shiva với vật tế là ngẫu tượng Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực của Ấn Độ giáo. "Hố thiêng" vừa phát hiện tại di tích Chăm Phong Lệ là "hố thiêng" lớn nhất trong các "hố thiêng" của đền tháp Chămpa được phát hiện đến thời điểm này. Ngoài ra, dưới phần tháp chính còn có 8 hốc chính mà các nhà khảo cổ tạm gọi là các Ô Khám chứa cát, một viên gạch hình vuông đặt trên một hòn đá cuội và dưới cùng là hai viên đá thạch anh có nhiều đầu nhọn...

Chính thức công bố kết quả khai quật tháp Chăm nghìn năm

Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tỏ ra rất háo hức với những phát hiện mới tại di tích Chăm Phong Lệ - Ảnh: HC

Theo ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đây là lần đầu tiên có một cuộc khai quật nền tháp Chăm trên quy mô lớn và cũng là lần đầu tiên trong nghiên cứu Chăm, các nhà khảo cổ học được khảo cứu sâu trong lòng tháp Chăm có niên đại cách đây gần 1.000 năm. Qua đó, di tích tháp Chăm Phong Lệ đã bộc lộ nhiều điều bí ẩn cần tiếp tục được các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành giải mã.

Những kết quả vừa công cuộc qua 2 lần khai quật cũng chỉ mới dừng lại ở việc hé lộ một vài chi tiết "mật mã" văn hoá dưới nền móng tháp Chăm. Trong tương lai cần tiếp tục có một dự án khai quật, khảo cổ học quy mô lớn trên diện rộng để vừa giải mã bí ẩn dưới nền tháp, vừa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá còn sót lại ở phế tích này và làm cơ sở cho ngành chức năng của TP Đà Nẵng lập hồ sơ đăng ký di tích văn hoá.

Hiện công tác khai quật tại di tích Chăm Phong Lệ đã tạm dừng để có thể lập dự án nghiên cứu tiếp và đầy đủ hơn. Ông Nguyễn Chiều mong mỏi những người có am hiểu chuyên sâu về kiến trúc đền tháp tham gia nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa khu đền tháp này. Qua đó lập dự án bảo tồn cho thế hệ hôm nay và mai sau có điều hiện chiêm ngưỡng, nghiên cứu và học hỏi.

HẢI CHÂU

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !