“Chìa khóa” giảm nghèo trên vùng biên Sốp Cộp

Với phương châm trao cho đồng bào “cần câu” chứ không trao “con cá”, các chủ trương, chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai ở Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã từng bước giúp giảm số hộ nghèo, cận nghèo.

Phát huy nội lực để bứt phá

Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, có 8 xã, 23 bản, 7 dân tộc anh em cùng chung sống (Thái, Mông, Lào, Khơ Mú, Kinh, Tày, Mường). Tổng dân số toàn huyện có 45.066 người, trong đó người nghèo là 17.643 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98%.

Huyện Sốp Cộp nằm sát với biên giới Việt – Lào, bao quanh là đồi núi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, giao thông chia cắt, đi lại khó khăn. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc còn ảnh hưởng theo phong tục tập quán cũ nên còn nhiều hủ tục lạc hậu, cuộc sống đồng bào bấp bênh phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu.

Trong những năm qua, nhờ thụ hưởng nhiều chính sách về giảm nghèo như Chương trình 135, Chương trình 30a, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững... bộ mặt nông thôn nơi đây đã có nhiều khởi sắc.Từ các chương trình này, hàng nghìn hộ dân ở huyện Sốp Cộp đã được hỗ trợ cây, con giống, chuyển đổi dần các hình thức chăn nuôi, trồng trọt nhỏ lẻ trước kia sang các mô hình hợp tác xã. Đồng thời, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lò Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Dồm Cang cho biết, từ năm 2020 đến nay, xã đã chuyển đổi hơn 200 ha trồng ngô, sắn năng suất thấp sang trồng cà phê, cây có múi, xoài, ổi, mận, dứa nguyên liệu và trồng rừng kinh tế. Hiện, xã có 254 ha cà phê, trong đó, diện tích cho thu hoạch 180ha, với năng suất 10 tấn/ha; 196 ha cây ăn quả, với sản lượng hơn 2.260 tấn và trồng 55 ha cỏ làm thức ăn cho gia súc...

Còn xã Nậm Lạnh, xã vùng III (vùng đặc biệt khó khăn), dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, xã đã tận dụng các nguồn vốn chương trình giảm nghèo thực hiện 3 giải pháp trọng tâm trong công tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ cho đồng bào như: cải tạo, chuyển đổi vườn tạp thành các loại cây ăn quả có múi (cam, quýt); phát triển các mô hình chăn nuôi đại gia súc; nuôi bò sinh sản ở bản Pánh Han; đào tạo nghề cho lao động nông thôn…

Nhờ vậy, sản lượng, năng suất năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngay trong 6 tháng đầu năm 2021, huyện đã chuyển đổi gần 200 ha đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây trồng lâu năm tại các xã Dồm Cang, Mường Lạn, Mường Và, Sốp Cộp, Nậm Lạnh... Hiện, toàn huyện trồng hơn 1.900 ha cây ăn quả, sản lượng đạt hơn 400 tấn. Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai vùng nguyên liệu dứa trên diện tích đất trồng kém hiệu quả với quy mô 70 ha; 458 ha cây cà phê, trong đó, diện tích cho thu hoạch là 296 ha, năng suất đạt 10 tấn/ha...

{keywords}
Hàng nghìn hộ dân ở huyện Sốp Cộp đã được hỗ trợ cây, con giống, chuyển đổi dần các hình thức chăn nuôi, trồng trọt nhỏ lẻ sang các mô hình hợp tác xã. Ảnh: Mai Anh

Người dân no ấm, nông thôn khởi sắc

Ông Vũ Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp cho biết, có được thành công bước đầu, Đảng uỷ, UBND huyện đã căn cứ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng xã, từng bản để xây dựng kế hoạch, định hướng cho bà con chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp.

Bên cạnh đó, các phòng chuyên môn của huyện hỗ trợ người dân về chuyển giao khoa học, kỹ thuật và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay. Đặc biệt, hướng dẫn người dân thâm canh, sản xuất theo chiều sâu, sản phẩm nông sản sạch, an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, toàn huyện đã có 40 ha cây ăn quả áp dụng VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương.

Một trong những điểm nhấn giúp huyện vùng biên Sốp Cộp có diện mạo, sức sống mới là nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Với sự quan tâm đầu tư nguồn lực của Trung ương và tỉnh Sơn La; sự nỗ lực của cấp ủy chính quyền địa phương, đến nay huyện Sốp Cộp đã có 2 xã đạt chuẩn, 6 xã đã đạt từ 8 - 13 tiêu chí nông thôn mới.

Huyện Sốp Cộp có trên 120 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Xác định biên giới ổn định là một trong những yếu tố giúp người dân yên tâm lao động sản xuất; vì vậy, thời gian qua các đồn Biên phòng trên địa bàn đã tích cực nắm tình hình, đẩy mạnh tuần tra kiểm soát, vận động quần chúng nhân không di cư tự do, không học, truyền đạo trái phép.

Đồng thời, cán bộ, chiến sĩ Đồn đã tuyên truyền vận động nhân dân đề cao cảnh giác không tin, không nghe, không làm theo, không mắc mưu kẻ xấu; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tích cực xây dựng đời sống văn hóa mới. Nhờ đó, tình hình biên giới thời gian qua luôn ổn định, tạo điều kiện cho người dân yên tâm bám trụ nơi biên giới.

Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Sốp Cộp cũng có bước chuyển tích cực. Đến nay, toàn huyện đã có trên 6.200 hộ đạt gia đình văn hóa, 78/78 đơn vị văn hóa. Phong trào này đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện vùng biên còn nhiều khó khăn.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp Tòng Thị Kiên, các chương trình, dự án hỗ trợ người dân trên địa bàn đã phát huy hiệu quả, kinh tế được phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất của người dân đã được nâng lên hơn trước rất nhiều. Đến nay, hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn 24%, tình hình an ninh chính trị được đảm bảo và giữ vững.

Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới đến từng người dân, xác định rõ trách nhiệm của người dân trong việc tham gia đóng góp, tổ chức thực hiện, giám sát chương trình; không trông chờ, ỷ lại từ nguồn vốn ngân sách.

Ngoài ra, huyện tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung chính sách và các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương; huy động thêm các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và người dân để thực hiện có hiệu quả, bền vững mục tiêu giảm nghèo.

Mai Anh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !