Chí Trung: Tôi gọi điện gần chết mới gặp được anh Chánh Tín

Diễn viên Chí Trung, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ khẳng định: "Đây là lần đầu tiên tôi làm việc này và tôi không có ý định trục lợi cả tiếng, cả tiền, cả tình trong việc này"

Ngay sau khi có thông tin Nghệ sĩ Chánh Tín lâm nạn vì kinh doanh thua lỗ, nợ nần, bệnh tật, diễn viên Chí Trung, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ đã lên trang cá nhân gửi "Lời kêu gọi từ trái tim" tới tất cả người hâm mộ và cộng đồng cùng chung tay giúp diễn viên "Ván bài lật ngửa" vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Việc kêu gọi ủng hộ bằng tiền với hy vọng "góp gió thành bão" để Chánh Tín "giữ lại được ngôi nhà của mình hay chí ít ổn định cuộc sống" của Chí Trung gây ra nhiều phản ứng trái chiều.

Báo ĐT Infonet đã có cuộc phỏng vấn nghệ sĩ Chí Trung xung quanh vấn đề này.

Chí Trung: Tôi gọi điện gần chết mới gặp được anh Chánh Tín - ảnh 1

Nghệ sĩ Chánh Tín là biểu tượng của chúng tôi, thế hệ những năm 80, 90 - Chí Trung chia sẻ

Động lực nào để anh gửi "Lời kêu gọi từ trái tim" tới cộng đồng cùng chung tay giúp nghệ sĩ Chánh Tín?

Như tôi cũng đã nói trên trang cá nhân của mình, đơn giản chỉ vì tôi thấy nghệ sĩ Chánh Tín là biểu tượng của chúng tôi, thế hệ những năm 80, 90 bởi những nhân vật anh xây dựng lên chứ không phải do nhân cách, do con người, hay do hoàn cảnh, chia sẻ hoạn nạn gì. 

Và bản thân tôi tự thấy không thể để biểu tượng của chúng tôi lâm nạn được. Tôi xin nhắc lại đây là lần đầu tiên tôi đứng ra kêu gọi chứ chưa bao giờ làm việc tương tự như thế này. Và tôi cũng không có ý định trở thành nhà hảo tâm chuyên nghiệp. Tôi không kinh doanh trục lợi cả tiếng, cả tiền, cả tình trong việc này. 

Tôi không phải đứng nhô lên để cho mình cao thêm, mà chỉ là giúp anh Tín phát quang những phẩm chất vĩ đại nơi anh, mà chính anh cũng không biết sức mạnh của những nhân vật anh đóng ảnh hưởng như thế nào tới hàng triệu người chúng tôi. Khi anh lâm nạn chỉ thấy bệnh tật, mệt mỏi, nợ nần mà không nhìn thấy sự vĩ đại anh đã xây dựng hàng chục năm qua. Hành động của tôi chỉ như giúp hàng triệu người cùng khơi dòng chảy ấy. Đơn giản thế thôi.

Sau khi đọc những thông tin về hoàn cảnh của diễn viên Chánh Tín qua báo chí, anh có trực tiếp gọi điện cho anh Tín hay không?

Cho đến tận bây giờ, cùng giới nghệ sĩ với nhau nhưng tôi chưa từng gặp, quen anh Chánh Tín. Thế hệ chúng tôi là thế hệ đàn em sau chót, mà anh vĩ đại lắm, ngày xưa mơ ước nhìn anh trong ảnh đã sướng chứ đừng nói được gặp trong cuộc đời.

Sau khi biết thông tin qua báo, tôi có hỏi số điện thoại của phóng viên viết bài, từ đó lần ra được số điện thoại của Chánh Tín. Nhưng tôi phải gọi "gần chết" mới được. Tôi có nói với anh Tín: "Em Chí Trung PGĐ Nhà hát Tuổi trẻ", mãi anh Tín mới "À à". 

Lúc ấy, bản thân tôi cũng chưa nghĩ sẽ làm gì, mà gọi điện cho anh chỉ để chia sẻ, xác minh sự việc bằng cảm xúc, trực giác của mình. Tôi chỉ nói với anh đơn giản là "em sẽ cố gắng làm gì có thể", thế thôi vì tôi chưa quen thân với anh nhiều.

Sau khi xác minh lại với chính phóng viên viết bài và qua nhiều nguồn, trong 2, 3 tiếng tôi quyết định cần có động thái tích cực để giúp anh Tín vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tôi cũng nói thẳng là tôi ủng hộ anh 1 triệu đồng, và qua sức lan tỏa của chính anh Tín chứ không phải tôi, hy vọng có chục ngàn người giống tôi thì anh Tín không phải lo về nợ nần nữa.

Là người đứng ra kêu gọi mọi người chung tay giúp Chánh Tín, anh có tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh thực sự của diễn viên Chánh Tín không?

Thực ra để có sự tích cực này, tôi cũng phải kiểm tra lại nhiều nguồn, và nhiều nhất là trực giác, từ trước đến nay, tôi rất tin trực giác của mình. 

Từ trước đến giờ, có khá nhiều nghệ sĩ lâm nạn, cũng có nghệ sĩ rất thân với tôi nhưng không phải vì thế mà tôi đứng ra giúp đỡ, hết lòng chia sẻ. Câu chuyện của Chánh Tín tôi tin là có thật, vì tôi cũng đã từng nghe chuyện lâm nạn của anh ngày trước. Khi ấy tôi đã đưa ra quyết định của mình trong khoảnh khắc rất ngắn không thì sẽ muộn mất.

Có nhiều bạn thắc mắc với tôi giới nghệ sĩ có động thái gì không, tôi không biết và không hiểu tại sao cứ nghệ sĩ lâm nạn là phải hướng đến giới nghệ sĩ để kêu gọi? Đó là quan điểm hết sức vớ vẩn. Khi biểu tượng gặp nạn tất cả chúng ta cùng chung tay. Vì như tôi cũng đã nói, chúng ta nợ anh Tín một giấc mơ mà anh xây mấy chục năm qua điện ảnh. 

Anh Tín coi nghệ thuật là giấc mơ, khi khán giả đến rạp là xây giấc mơ cho khán giả. Họ đến rạp để mua giấc mơ, kể cả là kịch giải trí hay chính kịch, có giấc mơ vui vẻ, có giấc mơ giàu sang, có giấc mơ tình ái... Chúng ta nợ công ơn anh mà chính anh Tín cũng không biết điều ấy.

Bằng trực giác của anh, anh thấy nghệ sĩ Chánh Tín là người như thế nào?

Anh Tín là nghệ sĩ có đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố như tất cả nghệ sĩ chúng tôi nhưng anh là nhân vật vĩ đại. Anh cũng là nghệ sĩ ăn lương, may mắn có nhiều mối quan hệ, động thái kinh doanh nhưng hơn tất cả, anh đã để lại biểu tượng trong chúng tôi để hướng tới tương lai trong thời kỳ bao cấp. 

Tôi nghĩ nghệ sĩ cứ sống, cứ cống hiến, không cần biết những gì bạn làm tạo sức mạnh mà có khi chết mới nhận ra. Nhiều nghệ sĩ bây giờ chưa làm đã thấy mình vĩ đại rồi nhưng không trách được. Còn nhiều nghệ sĩ thời kỳ đó không biết rằng mình vĩ đại, nhưng anh Tín hội tụ đủ và có sức ảnh hưởng tới cộng đồng. Không nên xét nét, con người nhân vô thập toàn. Chẳng lẽ cứ phải chết thảm thương, đau khổ, trong vắt trở thành thánh chăng, không phải.

Nhiều người e ngại Chí Trung bị hớ vì có thông tin Chánh Tín có con du học Canada, hay mất nhà thì đi thuê chứ ảnh hưởng gì mà cần sự giúp đỡ?

Trong xã hội có người tốt người xấu, mình làm gì thấy tâm mình sáng, con đường hành xử quang minh chính đại thì cứ yên tâm mà làm. Tôi cũng đã nói, không biết nguyên nhân thành công là gì, nhưng thất bại là chiều lòng tất cả mọi người.

Kinh nghiệm sống 53 năm trên đời đủ để tôi biết mình thấy đúng là làm, không bị ảnh hưởng. Bạn đừng hy vọng tất cả mọi người đều hiểu tốt đẹp. Khi bạn lao lên phía trước, mấy ai chạy theo biết được bạn, có người nhìn thấy đó là sự vĩ đại, có người nghĩ là hiếu thắng, người bảo đó là hành động cơ hội...

Tôi không quan tâm, tôi chỉ nghĩ lao lên để tạo thị trường chuyển động và lôi mọi người đi theo. Tôi không nghĩ tôi sẽ ở đâu được cái gì, mà chỉ nghĩ trong đầu là phải có người lao ra ngoài. Tôi luôn là người như vậy.

Anh đánh giá như thế nào về quan niệm, nghệ sĩ hãy cứ là nghệ sĩ cống hiến cho nghệ thuật, sao cứ phải chuyển sang kinh doanh và chuốc lấy thất bại?

Tôi hỏi bạn, tại sao có nhiều doanh nghiệp thành công quay sang hát, sáng tác? Các bạn làm gì cho cái "cứ phải" của các bạn? Trời cho con người được phép làm tất cả những gì mình muốn cơ mà, có khả năng thì cứ làm, vì ít nhất là thành công cho bạn.

Có người còn hỏi sao cứ phải nhà 10 tỷ mà không tìm nhà 2,3 tỷ thôi? Tôi nghĩ rằng, khi bạn chưa cho người hành khất một bát cơm thì đừng lo họ bội thực. Các bạn hay hỏi như vậy hãy nhìn vào gương và tự hỏi tại sao cứ phải phê phán? Hãy là người kéo cuộc sống đi lên bằng động thái về tâm, đức, tài.

Tôi đang hy vọng nếu thành công, sẽ có doanh nghiệp thu mua nợ đứng ra giúp anh Tín để anh vẫn có nhà ở, còn họ sẽ nghĩ cách tổ chức đêm nhạc từ thiện hay chiếu phim lưu động để thu hồi lại tiền.

Vâng, xin cảm ơn anh!


Nguyễn Hằng

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !