Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản đạt đỉnh trong 30 năm
Theo Kyodo News, hôm 15/2, chỉ số chứng khoán Nikkei ở Nhật Bản lần đầu tiên vượt 30.000 điểm trong 30 năm sau khi vắc-xin Covid-19 được phê duyệt.
Cụ thể, trong 15 phút giao dịch đầu tiên, chỉ số chủ chốt này đã tăng 407,27 điểm (1,38%) so với ngày thứ Sáu (12/2), đạt 29.927,34 điểm, sau đó tăng lên 30.006,46 điểm. Do đó, trong tháng 2, chỉ số chứng khoán Nikkei, phản ánh sự năng động của giá cổ phiếu của 225 công ty hàng đầu Nhật Bản, đã tăng 6%.
Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản đạt đỉnh trong 30 năm. (Ảnh: TASS)
|
Ngoài ra, chỉ số chứng khoán Topix, tăng 17,91 điểm (0,93%) lên 1.951,79 điểm. Cổ phiếu tăng chủ yếu trong ngành khai khoáng cũng như các công ty kinh doanh chứng khoán.
Trước đó, Bộ Y tế Nhật Bản đã chính thức cho phép sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 từ hãng dược Pfizer của Mỹ trong nỗ lực đẩy mạnh kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ ba trước thềm Thế vận hội Olympic mùa hè 2021.
Theo Thủ tướng Suga Yoshihide, việc tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ bắt đầu từ giữa tuần tới, bắt đầu với khoảng 10.000 nhân viên y tế. Chính phủ hy vọng sẽ đảm bảo đủ nguồn cung vắc-xin cho toàn bộ dân số cả nước với khoảng 126 triệu người vào giữa năm 2021.
Ước tính số liều vắc-xin của lô đầu tiên vào khoảng 400.000 liều. Khoảng 3,7 triệu nhân viên tuyến đầu sẽ được tiêm vào giữa tháng 3, đến tháng 4 là đến lượt người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, tiếp đó là những người có bệnh nền và những người sống trong các viện dưỡng lão, cuối cùng là tiêm cho toàn dân.
Theo kế hoạch, ngày 14/2 Nhật Bản nhận lô vắc-xin được chuyển từ nhà máy ở Bỉ, tiếp đó Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi sẽ thúc đẩy cấp phép chính thức một ngày sau đó. Nhật Bản dự kiến sẽ nhận được 144 triệu liều từ Pfizer, 120 triệu từ AstraZeneca và khoảng 50 triệu từ Moderna trước cuối năm nay, đủ để tiêm chủng cho toàn bộ dân số của nước này.
Hôm 12/2, chính phủ Nhật Bản cũng quyết định không bãi bỏ sớm lệnh tình trạng khẩn cấp phòng dịch Covid-19 được áp dụng đối với Thủ đô Tokyo và 9 tỉnh khác. Nguyên nhân do các cơ sở y tế tiếp tục bị quá tải và lo ngại về các biến thể virus mới.
Vì sao nhiều lao động Hàn Quốc vẫn đi làm dù bị ốm?
Bị ốm nhưng vẫn đi làm trở thành thói quen đối với người lao động Hàn Quốc. Vậy lý do là gì?
Thanh Bình (lược dịch)