Chàng trai gen Z vượt qua nghịch cảnh, tự học nghề phụ bố mẹ mưu sinh

Biết tin Nguyễn Anh Dũng (SN 2002, Nghệ An) đã có thể đi lại và làm được những công việc nhẹ nhàng, nhiều người dân xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương vui vẻ chúc mừng chàng trai gen Z.

 

Dũng phát hiện bệnh khi đang là sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (Nghệ An).


Nguyễn Anh Dũng là con trai cả trong một gia đình có 2 anh em trai. Bố của Dũng là công nhân mỏ than nhưng đã nghỉ hưu. Mấy năm gần đây, ông bị tai biến không đi được xe máy, không có khả năng lao động nặng. Mẹ Dũng trở thành trụ cột gia đình với nguồn thu nhập chính từ làm ruộng, đi làm thuê những lúc nông nhàn để nuôi Dũng và em trai ăn học.

Cuối tháng 10/2021, Dũng bỗng thấy đau chân, các cơ vận động bị đau nhức rồi có dấu hiệu teo dần. Đi thăm khám, Dũng nghe bác sĩ kết luận mắc bệnh viêm cột sống, dính khớp thể hỗn hợp. Một căn bệnh khiến chàng trai có nguy cơ bị bại liệt. 

Đang là một thanh niên khỏe mạnh, đẹp trai, là niềm tự hào và kỳ vọng của gia đình, bỗng nhiên Dũng phải nằm một chỗ, đi lại rất khó khăn.

Cân nặng tụt xuống còn 42-43kg. Dũng buồn chán, suy sụp nhưng không muốn người ngoài biết bệnh của mình nên không tâm sự với bất cứ ai. Chàng trai cũng không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình. Khi bị cơn đau hành hạ khắp cột sống và xương khớp, Dũng nhiều lần nảy sinh suy nghĩ tiêu cực. 

"Sức khỏe giảm sút, tinh thần suy sụp. Nhiều lần ý nghĩ dại dột xuất hiện trong đầu. Em nghĩ cuộc sống tốt đẹp đã chấm hết với mình, lại trở thành gánh nặng làm khổ bố mẹ", Dũng nói.

 

Căn bệnh mãn tính không may mắc phải đã khiến Dũng không thể đi lại bình thường.


Chứng kiến con trai bỗng nhiên mắc phải căn bệnh quái ác, bà Liễu - mẹ Dũng buồn chán, lo lắng vô cùng. Bà quyết định gác lại công việc, đồng hành cùng con đi tìm thầy tìm thuốc. 

"Nuôi con 19 năm, mong con sớm trưởng thành mà không may con bị bệnh. Tôi buồn lắm nhưng cố giấu nỗi buồn vào trong. Hai mẹ con nương tựa, động viên nhau cùng vượt qua khó khăn", bà Liễu tâm sự.

Nằm trên giường bệnh lắng nghe Phật pháp, Dũng như được chữa lành những nỗi đau trong tâm hồn. Dũng nghĩ về gia đình, về người thân xung quanh để rồi vực dậy tinh thần bản thân, quyết tâm tập luyện mỗi ngày. 

"Khi mới vào viện, Dũng hoang mang và thấy bế tắc. Nhưng sau khi được các bác sĩ tìm ra nguyên nhân, điều trị theo phác đồ và tư vấn tâm lý, Dũng đã dần lấy lại được tinh thần. Dù bệnh mãn tính của Dũng khá nặng, tháng nào cũng phải hút dịch khớp gối nhưng cậu ấy luôn lạc quan, vui vẻ và liên tục động viên mẹ", bác sĩ Nga - người trực tiếp điều trị cho Dũng nói. 

Hàng ngày, Dũng ngồi thiền cho tâm hồn thanh tịnh, tập yoga, tập thể dục. Khát vọng sống có ích đã giúp Dũng có thể cử động chân và nhúc nhích đi lại được. Sau mỗi phác đồ điều trị của bác sĩ cùng quá trình tập luyện kiên trì, nghị lực của bản thân, tay chân chàng trai trẻ linh hoạt dần dần. 

 

 Mỗi ngày Dũng kiên trì tập thể dục để tăng cường chức năng vận động.


Không còn cơ hội quay trở lại giảng đường đại học do căn bệnh mãn tính, Dũng tìm cách kiếm thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. "Mỗi tháng, riêng tiền thuốc của em là 8 triệu. Em còn em trai đang học lớp 11. Vì thế em muốn làm một cái gì đó để kiếm thêm thu nhập phụ cùng bố mẹ", Dũng nói.

Chàng trai gen Z tự mình mày mò học hỏi cách sửa chữa đồ điện gia dụng qua sách, qua mạng Internet... rồi mở cơ sở sửa chữa đồ điện dân dụng ngay tại nhà để đỡ tốn chi phí thuê mặt bằng. 

 Hàng xóm giúp đỡ bằng cách mang đồ điện gia dụng bị hỏng đến cho Dũng sửa.


Biết tin Dũng phục hồi sức khỏe sau hơn 1 năm ngã bệnh, không chỉ người thân mà cả hàng xóm cũng rất mừng. Ai có đồ điện hỏng đều mang đến cho Dũng sửa. 

"Dũng vốn là một học sinh ngoan, học khá nhưng không may mắc bệnh, gia đình hoàn cảnh khó khăn khi mẹ là lao động chính. Nhưng cháu có ý chí vươn lên, vượt qua nghịch cảnh để làm chủ bản thân và có thể giúp đỡ gia đình như vậy chúng tôi rất mừng", ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc xã Thanh Lĩnh cho biết.

"Mỗi người sinh ra đều được định sẵn một số phận khác nhau. Còn có nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, kém may mắn hơn mình. Em luôn nhìn về những điều đó để làm động lực vượt lên chính mình. Vẫn có khả năng lao động, em sẽ tự kiếm tiền bằng năng lực của mình mà không xin sự trợ giúp của ai cả", Dũng nói.

Lam Giang

Ảnh: Nhân vật cung cấp

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !