Cha mẹ ơi, xuân này con đã trở về!

Xuân năm nay, anh em tôi vẫn về, để đoàn tụ cùng mẹ cha trong nén nhang trầm nghi ngút.

Sát Tết, tôi gọi điện vào TP. Huế nói chuyện với anh trai. Sau những hàn huyên công việc là câu hỏi:

"Ngày mấy anh chị và cháu về Tết?".

"Hết ngày 26, anh sẽ về".

"Vâng, anh về sớm được thì tốt, còn lo Tết nhất cho ấm nhà cửa, ấm bàn thờ cha mẹ".

Cuộc nói chuyện chưa dứt nhưng chìm vào quãng lặng. Dường như cả hai anh em đều đang cố nén cơn xúc động đang trỗi dậy trong lòng. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, sau lễ cúng ông Công ông Táo, nhà nhà tất bật dọn dẹp, mua sắm chuẩn bị cho một cái Tết đang cận kề. Vậy mà, nhà đẻ tôi vẫn cửa đóng then cài. Từ khi cha mất, ngõ nhỏ đi về vương đầy lá vàng rơi rụng. Góc bếp quạnh hiu không một đốm lửa tàn.

jaren and kids.jpg
Ảnh minh hoạ: Freepik

Năm nào cũng thế, khi cha tôi còn sống, chừng này chị em tôi đã ríu rít rủ nhau về, mỗi người mỗi tay mua đủ thứ về Tết bên ngoại. Mẹ mất đã 30 năm, nhà đông anh em nhưng con trai đi làm xa, con gái lấy chồng, cuối đời chỉ còn cha già một mình còm cõi sống trong căn nhà lộng gió.

Gia đình anh trai năm nào cũng tận ngày 28 mới kéo nhau về Tết, nên trước đó, mấy chị em gái và cậu út thường thay nhau về với cha.

Năm ngoái, tôi và em trai còn hì hụi trèo lắp bóng nháy trước hiên nhà. Cha tôi vẫn chống gậy ra sân, ngồi nghển cổ ngóng con bắc thang treo đèn, chốc chốc lại dặn “cẩn thận nhé, ngã cái là mất Tết”. Rồi cha bảo “cứ sinh chuyện ra làm gì cho tốn kém, cha giờ đâu cần vẽ vời như vậy nữa”. 

Nói thế, nhưng khi bóng nháy bật lên, luồng sáng vui mắt chạy đi chạy lại nhấp nháy đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng, cha tôi lại cười vui như đứa trẻ, cơ mặt giãn hẳn ra sau lời khen “đẹp quá”. Ông cha đúc kết đố có sai “một lần kẻ tra ba lần con nít”, sợ con cái tốn kém thì cằn nhằn vậy thôi nhưng trong lòng vui lắm.

Vui không chỉ vì có giàn bóng nháy đẹp mắt, mà bởi con cái chụm về bên cha cả ngày, nói cười rỉ rả xua đi không khí quạnh quẽ, trống vắng của những ngày đông giá buốt. 

26 Tết, chị gái lớn dành hẳn một ngày dọn nhà cửa cho cha. Chị gái thứ hai thì mua về nào là bánh trái, hoa quả, đào cành để cắm bàn thờ và cắm trên mộ mẹ. Anh rể xuống chợ mua hẳn một cây quất thật to về trưng bày trước cửa nhà. Cậu út thì mua đào phai về trồng đối xứng với quất và quấn bóng nháy vào cả hai cây. Mẹ con tôi hì hụi cắm một lọ hoa lay ơn thật đẹp trưng trong phòng khách.

Mọi thứ đã chuẩn bị đâu vào đấy. Cha tôi vui vẻ đi ra đi vào, khen động viên từng đứa nhưng vẫn không giấu nổi sự mong ngóng “bao giờ cậu cả mới đưa vợ con về?”.

Đối với cha tôi: Cây có cội, suối có nguồn, bao giờ gia đình anh trai về tới nhà thì mới đúng là Tết đã về. 20 năm con cả đi làm và lập gia đình xa nhà, là 20 cái Tết cha tôi cứ vào ra ngóng trông con như vậy.

28 Tết năm trước, anh cả điện về cho cha nói: “Con đang bị Covid-19, đang thuộc diện cách ly nên chưa về được. Chờ âm tính chắc phải mất một tuần. Chắc ra Tết con mới về được cha ạ”. Cha tôi lo lắng dặn dò: “Ừ! Thế hả con, thế con đã tiêm được mấy mũi vắc xin rồi? Thế lo chăm sóc sức khỏe cho tốt để nhanh âm tính con nhé, đề phòng hậu Covid-19 nữa. Ở nhà, mọi thứ đã xong xuôi hết cả rồi, con an tâm”.

Nói là nói vậy, nhưng tắt điện thoại, tôi thấy cha thở dài thườn thượt, người thõng xuống, đôi mắt già nua nhăn nheo đượm buồn. Tôi cố đùa: “Thôi ra Tết, anh âm tính hẵng về cho chắc ăn cha ạ. Chứ về sớm lại lây cho cha thì khổ”. Cha chỉ cười buồn, không nói. Dường như cha đang mải đắm mình trong dòng suy nghĩ xa xôi.

Những ngày Tết rồi cũng qua nhanh. Anh cả không về, mấy anh chị em thay nhau mỗi nhà về ở ăn Tết với cha một ngày. Cha đã bước sang tuổi 76, lại mang trong người nhiều bệnh nan y. Căn bệnh ung thư máu đã bước sang năm thứ năm. Ai cũng bảo cha tôi kiên cường, nhưng anh em tôi luôn sống trong sự thấp thỏm.

tet 1 169.jpg
Hạnh phúc đoàn viên bên mẹ cha mỗi ngày Tết tưởng như rất đơn giản nhưng khi mất đi rồi, người trong cuộc mới thấu hiểu được giá trị của nó. Ảnh minh họa

Tuổi ấu thơ sớm mất mẹ, anh em tôi cứ lầm lũi lớn lên trong vòng tay yêu thương, chăm chút có phần vụng về của cha. Cha là bến đỗ tinh thần lớn lao của năm anh em. Tôi không dám nghĩ đến ngày cha ra đi, chúng tôi sẽ đau đớn thế nào, đối diện thế nào. Chưa bao giờ tôi dám mường tượng đến giây phút ấy. Vậy mà, quãng thời gian ra Tết cũng là quãng thời gian ngắn ngủi chúng tôi còn có cha trên cõi đời.

Ra Giêng, bệnh ung thư máu của cha tái phát. Anh trai chuyển cha vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị. Sau ba mũi hóa chất, cha tôi không còn sức cầm cự, rơi vào hôn mê sâu và được đưa vào điều trị ở khoa đột quỵ. Cha không còn nhận biết được anh em tôi, cũng không thể dặn dò lời cuối trước lúc ra đi.

Sau ba tháng kiên cường chống chọi với bệnh tật, cha vĩnh viễn rời xa anh em tôi, về đoàn tụ với mẹ.

Anh trai tôi vẫn luôn day dứt, giá như Tết đó anh không bị Covid-19, thì có thể về đoàn viên cùng cha cái Tết cuối cùng, để cha có thể có cái Tết cuối đời ấm áp trọn vẹn bên con cháu.

Cha đi rồi, căn nhà trở nên quạnh hiu, vắng lặng. Mỗi dịp về thăm nhà, ngõ nhỏ không còn bóng cha hao gầy tỉ mẩn quét lá vàng rơi. Lắm lúc thèm khát một ánh mắt mừng rỡ của cha già khi trông thấy con cái líu ríu dắt nhau về, với câu hỏi quen thuộc “con mới về đấy à?”.

Bước qua nỗi đau thương, mất mát, hụt hẫng, anh em tôi giấu kín nỗi nhớ thương cha trong sâu thẳm lòng mình, trở về cuộc sống xuôi ngược của đời thực với biết bao trống trải. 

Lại một mùa xuân nữa sắp về. Xuân năm nay, anh em tôi vẫn về, để đoàn tụ cùng mẹ cha trong nén nhang trầm nghi ngút. Hạnh phúc đoàn viên bên mẹ cha mỗi ngày Tết tưởng như rất đơn giản nhưng khi mất đi rồi, người trong cuộc mới thấu hiểu được giá trị của nó. Chỉ mong ước, giá như có thể đổi lấy một lần gặp gỡ trong cuộc đời.

Tôi về, chân vẫn bước trên con ngõ quen, tay gạt nước mắt, cố dằn lòng những cảm xúc đau đớn, trống vắng, mất mát đang trỗi dậy.

Cha mẹ ơi, xuân này con đã trở về!

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Đang cập nhật dữ liệu !