CEO Nguyễn Thị Thanh Hương: ‘Phụ nữ làm quản lý có lợi thế riêng, tôi luôn lan tỏa năng lượng tích cực cả trong công việc lẫn gia đình

“Tôi luôn sắp xếp công việc để gia đình có những chuyến đi chơi, có những bữa cơm ấm áp, các thành viên luôn cảm nhận được sự gần gũi, thư thái... mỗi khi trở về nhà”, doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Hương chia sẻ.

Cơ duyên đến với lĩnh vực bất động sản khá bất ngờ, không nằm trong kế hoạch của chính bản thân, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Hương – CEO Đại Phúc Land đã gắn bó, cống hiến với bất động sản gần 15 năm nay. Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, PV Infonet đã có cuộc trò chuyện với nữ doanh nhân này.

{keywords}
CEO Nguyễn Thị Thanh Hương: ‘Phụ nữ làm quản lý có lợi thế riêng và sự thấu hiểu’

* PV: Là sếp nữ, theo chị, việc quản lý, điều hành kinh doanh bất động sản có khó khăn hơn so với nam giới không? 

CEO Nguyễn Thị Thanh Hương: Cách đây hơn chục năm, vào năm 2007, khi tôi còn làm việc cho một Tổng công ty lớn ở Đồng Nai, có quỹ đất rất lớn phát triển về mảng khu công nghiệp và khu dân cư. Thời điểm đấy, theo quy định tất cả giao dịch phải qua sàn nên công ty cần thành lập sàn giao dịch bất động sản và tôi được giao nhiệm vụ đó.

Đây là một mô hình mới nhằm chuẩn hóa giao dịch bất động sản và nó chính là cơ duyên bất ngờ đến chứ không có trong kế hoạch của chính bản thân. Tôi gắn bó với mảng bất động sản từ ngày đó đến bây giờ.

Tôi nghĩ, không chỉ có bất động sản, lĩnh vực nào cũng vậy khi là phụ nữ làm quản lý thì cũng chịu những áp lực chung như nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ lại có một số lợi thế riêng như sự linh hoạt, thấu hiểu hơn. Vì thế, ngay khi quản trị nội bộ, họ cũng dung hòa được sự phối hợp giữa các phòng ban công ty, giữa các nhân sự quản lý.

Về mặt đối ngoại, phụ nữ có sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, mềm hóa hơn khi làm việc với đối tác và đây là lợi thế của phụ nữ.

Từ những ngày đầu đi làm đến khi đứng ở các vị trí quản lý khác nhau, tôi luôn có quan điểm làm việc trong môi trường nào sẽ phải tạo được sự gắn kết với anh em, cộng sự của mình; làm sao để trong môi trường đó họ cảm thấy thoải mái khi hợp tác với nhau, phát huy được năng lực, thế mạnh của mỗi người.

* Là phụ nữ lăn lộn trên thương trường, vậy chị làm thế nào để cân bằng giữa công việc kinh doanh và gia đình?

CEO Nguyễn Thị Thanh Hương: Tôi luôn tìm được niềm vui trong cuộc sống, trong mỗi công việc mình làm, luôn đặt tâm huyết vào đó và có sự tập trung.

Như việc chăm sóc con cái, nhìn con trưởng thành là niềm hạnh phúc của bất kỳ người làm cha, làm mẹ nào. Tôi luôn sắp xếp công việc để gia đình có những chuyến đi chơi, có những bữa cơm ấm áp, các thành viên luôn cảm nhận được sự gần gũi, thư thái... mỗi khi trở về nhà.

Ở công ty cũng vậy, dù rất áp lực, lo toan nhiều thứ nhưng mình vẫn phải làm sao để công việc vận hành một cách trơn tru nhất, nhẹ nhàng nhất, bớt áp lực không cần thiết, tạo môi trường cho mọi người cùng cảm thấy thoải mái khi làm việc, thoải mái khi cống hiến, thấy niềm vui trong công việc như mình thì công việc ắt sẽ hiệu quả.

Dù trong công việc tại công ty hay ở gia đình, tôi luôn lan tỏa năng lượng tích cực; đó là lý do khiến mọi người khi gặp đều bảo tôi lúc nào cũng tràn đầy năng lượng...

* Đợt dịch lần thứ 4 kéo dài, tác động mạnh nhất là ở TP.HCM, điều này đã có những ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của công ty?

CEO Nguyễn Thị Thanh Hương: Đại dịch ảnh hưởng chung tới tất cả ngành nghề kinh tế, trong đó có bất động sản. Các doanh nghiệp đều phải chấp nhận đối mặt và ứng phó linh hoạt với tình hình dịch bệnh trong thời gian hai năm vừa qua.

Công ty tôi cũng vậy, ở góc độ chủ đầu tư chúng tôi cũng có những tầm nhìn trung và dài hạn nên cũng có dự phòng về kế hoạch, chiến lược phát triển dài hơi hơn, cũng như nguồn lực để chống chịu qua những giai đoạn khó khăn trong đợt giãn cách xã hội.

{keywords}
Một góc dự án khu đô thị Vạn Phúc City do Công ty của CEO Nguyễn Thị Thanh Hương đang triển khai.

Sau mỗi đợt dịch, nguồn lực của doanh nghiệp bị giảm sút hơn rất nhiều nên cũng cần tái khởi động cho thời gian tới mạnh mẽ hơn. Các doanh nghiệp, chủ đầu tư đều đặt kế hoạch quý 4 là trọng điểm, triển khai các chương trình bán hàng để bù lại thời gian quý 3 bị ảnh hưởng nặng nề, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong thời gian giãn cách, ảnh hưởng của dịch bệnh chúng tôi vẫn cố gắng giữ bộ máy nhân sự ổn định, không cắt giảm nên sau dịch cũng sẽ bắt nhịp với công việc thuận lợi hơn. Hiện khối công trường cũng đã khởi động được khoảng 70%, khoảng một tháng nữa công trường sẽ khôi phục được công suất hoạt động.

* Vậy, chiến lược kinh doanh của công ty có phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới không?

CEO Nguyễn Thị Thanh Hương: Chắc chắn rồi, bởi mỗi giai đoạn sẽ có những yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Do đó, chúng tôi áp dụng hình thức thanh toán linh hoạt cho khách hàng. Theo đó, chỉ cần trả trước 30% giá trị hợp đồng cho công ty, còn lại trong vòng 2 năm sau khi nhận nhà rồi, khách mới phải thanh toán phần còn lại. Đây là chính sách giúp khách hàng giảm áp lực tài chính và có thời gian xoay sở dòng tiền khi mua nhà trong thời điểm dịch bệnh khó khăn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tính toán sẽ đa dạng hóa sản phẩm hơn để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh sản phẩm chủ lực nhà phố, shophouse, biệt thự... chúng tôi sẽ chuẩn bị có dòng sản phẩm căn hộ chung cư với giá trị hợp lý, vừa với khả năng thu nhập của khách hàng trong những khu đô thị đầy đủ tiện ích.

{keywords}
Dù bận rộn với công việc, nhưng nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Hương luôn sắp xếp hài hòa để gia đình có những chuyến đi chơi, có những bữa cơm ấm áp và các thành viên luôn cảm nhận được sự gần gũi, thư thái... mỗi khi trở về nhà.

* Với kinh nghiệm trong nghề, chị có đánh giá như thế nào về thị trường bất động sản Việt Nam từ nay đến sang năm 2022, khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát?

CEO Nguyễn Thị Thanh Hương: Tôi cho rằng, khó khăn của thị trường bất động sản thời gian qua không nằm ở yếu tố nội tại của thị trường mà do yếu tố khách quan, do dịch bệnh. Sau mỗi đợt giãn cách, thị trường bất động sản cũng được hồi phục nhanh chóng, thị trường như chiếc lò xò bị nén chặt chỉ chờ để được bung ra... thị trường sẽ có sự hấp thụ tốt hơn.

Mặc dù đợt dịch lần thứ 4 kéo dài hơn, nhưng nhu cầu nhà ở, nhu cầu đầu tư về bất động sản vẫn luôn là kênh được quan tâm, hấp dẫn. Nhất là khi các thành phố lớn đang có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển kinh tế dài hơi.

Quy luật cung – cầu của thị trường bất động sản, mỗi cột mốc sẽ lập mặt bằng giá mới căn cứ theo thời gian, nhu cầu của thị trường. Nhìn về trung và dài hạn, dư địa để thị trường phát triển còn rất lớn, do đó sẽ có cơ hội cho giá cả, nhu cầu gia tăng. Nguồn cung vẫn khan hiếm vẫn khiến giá bất động sản tăng.

* Xin cảm ơn chị!

Minh Thư (thực hiện)

CEO Vũ Kim Giang: Từ nhân viên môi giới phát tờ rơi đến CEO quản 2000 người, 90% thời gian dành cho công việc

CEO Vũ Kim Giang: Từ nhân viên môi giới phát tờ rơi đến CEO quản 2000 người, 90% thời gian dành cho công việc

Khởi đầu từ môi giới bán nhà, CEO Vũ Kim Giang nói rằng ngành nghề nào cũng có khó khăn, thuận lợi riêng, thế nhưng kinh doanh bất động sản có cơ hội để tạo ra đột phá lớn; giúp cá nhân có cơ hội ‘đi lên’ nhanh hơn các ngành khác

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.

Nữ sinh viên khởi nghiệp với dự án biến loại cây rác thành sản phẩm hữu ích

Từ bèo tây, loại cây được coi là rác, cô nữ sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai dự án với 2 nhóm sản phẩm độc đáo làm từ bèo tây: xơ sợi, bột bèo.

Tủ nuôi đông trùng hạ thảo của giảng viên đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp

Tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng 2022 vừa mới diễn ra cuối tháng 11/2022, mô hình tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed đã giành được giải nhất.

Hơn 20 năm tay trắng dựng cơ ngơi trăm tỷ của anh nông dân

Anh Bình cho biết, khởi nghiệp với số vốn chỉ đủ mua 10 bao cám nhưng đến nay anh đã có khu chuồng trại rộng nhiều héc-ta với đàn gà hơn 100 nghìn con và một lò ấp quy mô lớn.

Cô gái người Mông livestream bán nông sản, hút vạn người mua

Với hình thức livestream bán hàng, chị Ma Thị Chú, dân tộc Mông ở thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương, Lào Cai) đã thành lập 3 HTX tiêu thụ nông sản cho bà con.

Cô gái Hà thành bỏ du học vào Phú Quốc kinh doanh và cú xoay chuyển không ngờ

Vừa bắt tay vào kinh doanh homestay thì bất ngờ dịch Covid-19 ập đến nhưng cô gái trẻ Hà thành lại rất có tài xoay sở giúp việc kinh doanh của cô không những không gặp khó, mà còn giúp người dân địa phương phát triển du lịch bền vững…

Chàng trai Bắc Giang bỏ phố về quê sản xuất tinh dầu, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Từ bỏ cuộc sống ở thành thị, anh Trịnh Văn Hoàn (SN 1990), thôn Trại Va, xã Đông Phú (Lục Nam - Bắc Giang) quyết định về quê lập nghiệp. Sau gần 6 năm hoạt động, mô hình chiết xuất tinh dầu từ phụ phẩm nông nghiệp của anh thu về tiền tỷ mỗi năm.