CEO 'nghiện' rừng, cây gì cũng biết chỉ không biết cây ATM

Bất ngờ từ bỏ vị trí CEO công ty dịch vụ xét nghiệm di truyền nổi tiếng ở Hà Nội với mức lương nghìn đô, TS Ngô Đức Phương lên rừng sưu tập cây thuốc nam. 

Lương nghìn đô không hấp dẫn hơn cây cỏ 

62/63 tỉnh thành trên cả nước in dấu bước chân tiến sĩ 44 tuổi yêu thuốc nam này, bất cứ nơi nào từ đồng bằng lên miền núi hiểm trở có thông tin về loại cây thuốc nam, Phương lập tức lên đường.  Ăn rừng, ngủ bụi không cản trở niềm đam mê sưu tập cây thuốc nam của anh.

Chia sẻ với phóng viên, TS Ngô Đức Phương cho biết, bản thân  đam mê cây cỏ từ nhỏ, lại được sinh ra trong gia đình có truyền thống nghề y với bố là Bác sỹ, lương y; mẹ là y tá nên từ khi học đại học đã theo ngành Sinh học.

{keywords}
TS Ngô Đức Phương trong chuyến đi sưu tầm thuốc nam 

Tốt nghiệp đại học, Phương được về công tác Viện Dược liệu ở Khoa Tài nguyên dược liệu – là đơn vị chuyên nghiên cứu điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và bảo tồn về giá trị của cây thuốc, bài thuốc tại các cộng đồng địa phương trên khắp cả nước.

“Vì đam mê và được đi công tác nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, học hỏi từ nhiều thầy và các đồng nghiệp thế hệ trước nên từ hồi trẻ đã có vốn kiến thứ kha khá về nhận biết cây thuốc và giá trị sử dụng của nó.

Đặc biệt là đã đặt chân tới 62 tỉnh thành ở Việt Nam (chỉ trừ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là chưa tới), được trực tiếp chạm 4 cột mốc biên giới ở 4 điểm cực Đông Tây Nam Bắc trên đất liền của tổ quốc.

Thực hiện 2 chuyến xuyên Việt tới Mũi Cà Mau, nhiều chuyến xuyên Tây Bắc, Đông Bắc… chỉ để thỏa đam mê tìm kiếm các thông tin về cây thuốc ở khắp các vùng miền, các dân tộc khác nhau”, Phương cho biết.

Bất ngờ vào cuối năm 2010, do điều kiện kinh tế gia đình, Phương buộc phải gác lại đam mê với cây dược liệu “rẽ ngang” làm Giám đốc 1 công ty chuyên về các dịch vụ xét nghiệm di truyền.

Dù “ngồi” ghế nóng” với mức lương nghìn đô công việc bộn bề nhưng hễ đồng nghiệp cũ gọi điện thông báo có “cây nọ cây kia lạ lắm, hay lắm”, Phương lại sẵn sàng lao đến mục sở thị rồi lại tất tả quay về công ty. 

Cứ thế trong suốt nhiều năm.

Cuối năm 2014, Phương quyết định nghỉ ở công ty di truyền có thu nhập cao và ổn định để quay trở lại với lĩnh vực dược liệu đầy gian nan ở phía trước.

{keywords}
Phương cùng bà con dân tộc trong lần đi sưu tầm cây thuốc 

“Cũng có nhiều lý do, nhưng lúc đó chỉ nghĩ đến việc lại được quay lại với niềm đam mê cháy bỏng của mình là quyết định ngay. Cũng kể từ đó đến nay vẫn chỉ làm công việc liên quan đến lĩnh vực dươc liệu, thuốc nam với niềm đam mê vô bờ bến và chưa hề giảm sút, thậm chí ngày càng “yêu” nó hơn vì những giá trị đem lại.

Thậm chí những việc mình làm hiện nay nhiều khi tự thấy nó như là duyên phận, là trách nhiệm với bản thân và vì cộng đồng. Đặc biệt là công tác đào tạo nhận biết cây thuốc nam hiện nay”, Phương tâm sự.

Việc gắn bó với cây thuốc, với dược liệu đến mức tự lúc nào mọi người đặt hẳn cho cái tên Phương Dược liệu.

“Bạn bè thường bảo tôi ông Phương Dược liệu cây gì cũng biết, chỉ mỗi cây ATM là không biết. Cũng có thể do xuất phát từ tính cách của mỗi con người, lại chuyên làm công tác nghiên cứu  nên việc kinh doanh nói thật là không biết làm.

Đó cũng là lý do mà có thể giải thích vì sao lại nghỉ ở công ty có đà phát triển mạnh, thu nhập cao, ổn định để về làm việc thỏa niềm đam mê của mình với đầy những khó khăn về mặt kinh tế ở phía trước”, Phương cười hiền khô. 

500 cây thuốc nam từ Bắc tới Nam hội tụ tại Thủ đô

Sau quá trình ăn rừng, ở rú, tháng 4 năm 2018, TS Ngô Đức Phương quyết định làm vườn thuốc nam trên nền bãi đất hoang cây dại mọc tự nhiên ở Ba Vì, Hà Nội.

{keywords}
Cây cà gai leo hoa tím trong vườn thuốc nam của TS Ngô Đức Phương 

Đến nay Vườn Thuốc nam là nơi “hội tụ” hơn 500 loài, trong đó đa số là những cây thuốc được thu thập từ nhiều nơi khác nhau về. Trong đó, có nhiều cây thuốc quý hiếm hoặc có giá trị sử dụng cao đã được trồng tại vườn như Bảy lá một hoa, Ba kích, Tắc kè đá, Khôi tía, Cát sâm, Giảo cổ lam, Hồi đầu thảo, Gừng đen, Tam thất nam, Dong riềng đỏ, Kim ngân hoa, Sói rừng, Thiên niên kiện, Kê huyết đằng, Na rừng, Đàn hương, Quế, Hồi, Kim giao, Vù hương, Khúng khéng, Thổ phục linh, Hoài sơn, Địa liền, Bình vôi, Xạ đen, An xoa, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng, Cà ấn, Trinh nữ hoàng cung, Náng hoa trắng, Sa nhân, Tì bà diệp, Mỏ quạ, Thiên môn đông, Xạ can, Me rừng, Sâm cau,…

Ngoài ra còn nhiều cây thuốc khác có thể được sử dụng làm rau ăn, thậm chí cả những loại rau rừng cũng có như:  Giảo cổ lam, Bò khai, Rau mỏ, lá Sau sau, lá Nhội, Rau dớn, Cà dại, Mía dò, Bướm bạc, Vắng lá thuôn… 

Để có được “gia tài” khổng lồ ấy, gần như đi tới đâu nếu thấy cây nào đó ở vườn chưa có mà có thể thu thập được nguồn gen (hạt, cành, rễ, củ,…) là Phương lại tìm cách mang bằng được về.

{keywords}
 

 

{keywords}
TS Ngô Đức Phương hướng dẫn cho bà con về công dụng, cách sơ chế thảo dược đúng quy trình 

Đó là cây Tắc kè đá được Phương mang về sau  chuyến đi công tác ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). Thậm chí anh thu thập cả những cây thuốc vùng ven biển Nghệ An ra trồng như Sa sâm nam, Rau muống biển. Đó là cây mồng tơi tím được Phương lọ mọ mang về trong chuyến đi Cà Mau, hay 3 cây thiên môn chùm được đồng nghiệp tặng ở TP.HCM.

“Có chuyến về Nghệ An đi đào mấy gốc cỏ nến rất khó khăn, người với xe bốc mùi luôn”, Phương cười hài hước.

Vốn là dân nghiên cứu, chỉ biết cây thuốc mà không biết "cây ATM" nên dù có đủ lợi thế về kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết về cây cỏ ở các vùng miền, phát triển một vài sản phẩm có hiệu quả sử dụng cao, nhưng Phương nói anh vẫn chưa giàu vì xét cho cùng gắn bó với cây cỏ là đam mê.

Với cộng đồng, chỉ cho người dân biết được giá trị của các cây thuốc có tại địa phương như bổ sung thêm công dụng mới đối với các cây thuốc mà họ đã biết, hoặc giới thiệu thêm các cây thuốc mà trước đây họ chưa từng biết nó là cây thuốc; hướng dẫn họ cách trồng, cách khai thác bền vững cây thuốc; thu hái và chế biến theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất để có thể bán dễ hơn, bán giá cao hơn; hướng dẫn cách sử dụng một số cây thuốc, bài thuốc để đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn… với anh thế cũng là việc có ý nghĩa.

“Với cá nhân tôi thì được trải nghiệm, được đi khắp đây đó để tiếp xúc với nhiều người để hiểu thêm văn hóa và cuộc suống của mỗi nơi. Đặc biệt là được biết thêm về sự phân bố, trữ lượng, hiện trạng… của các cây thuốc ở từng địa phương, được học hỏi thêm các kiến thức về công dụng các cây thuốc, bài thuốc do người dân ở đó chia sẻ. Đó cũng là lý do mà tôi sẵn sàng khi có bạn bè hoặc ai đó rủ đi rừng, đến địa địa phương để khảo sát cây thuốc, thu thập thông tin,… là tôi sẵn sàng xách ba lô lên đường ngay”, TS Ngô Đức Phương nói.

N. Huyền 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !