CDC Hà Nội nhận định thế nào về các ổ dịch mới xuất hiện?

Liên tiếp trong 4 ngày qua Hà Nội xuất hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng với 2 ổ dịch mới xuất hiện được đánh giá 'hết sức phức tạp'

{keywords}
Lực lượng chức năng tiến hành lấy mẫu cho người liên quan đến ổ dịch ở Quốc Oai 
Hà Nội bao giờ sẽ tiêm vắc xin cho trẻ, nhóm trẻ nào được ưu tiên tiêm trước?

Hà Nội bao giờ sẽ tiêm vắc xin cho trẻ, nhóm trẻ nào được ưu tiên tiêm trước?

Hà Nội dự kiến sẽ tiêm vắc xin cho trẻ từ 12- 17 tuổi vào cuối năm nay. Trong trường hợp không đủ vắc xin, sẽ tiêm từ độ tuổi cao đến thấp.

Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội những ngày gần đây có xu hướng gia tăng (ngày 24/10 ghi nhận 14 ca, ngày 25, 26/10 mỗi ngày ghi nhận 18 ca mắc, ngày 27/10 là 28 ca và đến 28/10 đã lên 33 trường hợp).

Đáng lưu ý, sau 13 ngày không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng, ngày 24/10, Hà Nội ghi nhận 7 trường hợp, ngày 25/10 tăng vọt lên 15 ca, đỉnh điểm ngày 26/10 ghi nhận 17 ca ngoài cộng đồng.

Đánh giá về tình hình dịch ở Hà Nội hiện nay, ông Khổng Minh Tuấn, PGĐ CDC Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 4 chùm ca bệnh. Với 2 chùm ca bệnh ở Giáp Bát (Hoàng Mai) và Ô Chợ Dừa (Đống Đa) đã khống chế và kiểm soát được.

Tuy nhiên, có 2 chùm ca bệnh tại thị trấn Quốc Oai (Quốc Oai) và xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh) là đang có diễn biến hết sức phức tạp.

“Lý do là liên quan đến các đám giỗ, đám hiếu (Mê Linh), đặc biệt ổ dịch ở Quốc Oai lại liên quan đến lực lượng cán bộ, nhân viên cơ quan công sở nhà nước có tiếp xúc nhiều, người tiếp xúc tương đối lớn. Theo đó, toàn bộ xã Tiến Thắng (Mê Linh) cũng đã được đưa vào diện liên quan còn đối với ổ dịch Quốc Oai tính đến nay đã có khoảng gần 5.000 người liên quan”, ông Khổng Minh Tuấn thông tin.

Cụ thể, tại ổ dịch tại xã Sài Sơn, Quốc Oai chỉ trong ngày 28/10 đã ghi nhận thêm 13 ca mắc Covid-19. Như vậy, chỉ trong 5 ngày (từ 24/10- 28/10), ổ dịch này đã ghi nhận 50 ca mắc.

Theo điều tra yếu tố dịch tễ, 50 ca bệnh này được phân bố tại Công an huyện Quốc Oai (4 ca), Tòa án huyện Quốc Oai (7 ca), UBND thị trấn Quốc Oai (1 ca), Công an thị trấn Quốc Oai (1 ca), Chi cục Thi hành án huyện Quốc Oai (1 ca), Tòa án huyện Thanh Oai (1 ca), Công an xã Liệp Tuyết (1 ca) và ở nơi khác (34 ca).

CDC Hà Nội cho biết, kết quả điều tra truy vết ổ dịch này, đến nay, có 923 trường hợp F1 và 5.129 người liên quan. Kết quả xét nghiệm: 856 F1 âm tính, 46 F1 dương tính; 3 người liên quan dương tính và số còn lại đang chờ kết quả.

Lực lượng chức năng của huyện và các địa phương đã đưa đi cách ly y tế tập trung 566 trường hợp F1, đồng thời ra quyết định cách ly tại nhà 3.250 trường hợp F2, hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà đối với gần 7.000 trường hợp F3.

Huyện cũng ra quyết định phong tỏa 9 khu dân cư, nơi có F0 sinh sống, gồm 208 hộ gia đình với 832 nhân khẩu.

Tương tự tại xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh), trao đổi với phóng viên Infonet vào sáng nay (29/10), Giám đốc TTYT huyện Mê Linh Nguyễn Kiến Dụ cho biết, bước đầu xác định được 261 F1. Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hết mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ở xã Tiến Thắng với  hơn 13.000 mẫu.

Theo báo cáo của CDC Hà Nội, đến tối 28/10 (tính từ ngày 26/10 sau khi phát hiện 4 ca bệnh đầu tiên), ổ dịch tại xã Tiến Thắng đã ghi nhận 16 ca mắc trong đó 15 ca ở xã Tiến Thắng, 1 ca ở xã Văn Khê.

Lực lượng chức năng xác định được 166 F1 (89 mẫu âm tính, 11 mẫu dương tính) và 13.181 người liên quan, trong đó 7641 mẫu cho kết quả âm tính, 2 mẫu dương tính.

Trước diễn biến dịch phức tạp tại hai ổ dịch này, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết hiện công tác điều tra truy vết vẫn đang được triển khai. Công việc này nhằm truy vết “hết tất cả các F1 trong thời gian sớm nhất”.

Qua việc xuất hiện các ổ dịch mới với diễn biến phức tạp, ông Tuấn khuyến cáo người dân cần tuân thủ tuyệt đối khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Đặc biệt với những người trở về từ vùng dịch, người đã tiêm đủ vắc xin hay những người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh vẫn cần phải nâng cao ý thức phòng bệnh. Bởi đã tiêm vắc xin hay đã khỏi bệnh không có nghĩa là không tái nhiễm. Khi mắc bệnh người đã tiêm vắc xin sẽ không chuyển nặng nhưng không có nghĩa không lây cho những người khác, làm lây lan dịch bệnh cho người thân, gia đình và cộng đồng.

Đối với người dân, ông Tuấn cho rằng cần hạn chế tối đa việc đến nơi đông người. “Trong trường hợp phải di chuyển đến các nơi công cộng, thương mại, bến xe bến tầu, các cơ quan công sở, các nhà hàng, quán cà phê… phải thực hiện quét mã QR để thuận tiện cho việc truy vết khi có xuất hiện F0”, ông Tuấn thông tin.

Song song với đó, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cũng thông tin Thành phố cũng sẽ tiếp tục tiến hành việc tiêm bao phủ 100% mũi 1 vắc xin cho các nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên đồng thời trả mũi 2 để làm sao tiến tới 100% người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

N. Huyền 

8 dấu hiệu sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ cha mẹ cần nhớ

8 dấu hiệu sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ cha mẹ cần nhớ

Theo kế hoạch, từ tháng 11/2021, Việt Nam tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên toàn quốc, khi trẻ đi tiêm vắc xin Covid-19, rất cần có sự hỗ trợ, chuẩn bị của cha mẹ

Ba cách cha mẹ cần nhớ để bảo vệ trẻ khi chưa được tiêm phòng Covid-19

Ba cách cha mẹ cần nhớ để bảo vệ trẻ khi chưa được tiêm phòng Covid-19

Theo các chuyên gia, trẻ em nhiễm bệnh Covid-19 ít bị nặng hơn so với người lớn, nhưng trẻ em vẫn là nguồn lây nhiễm gây bệnh cho những người trong gia đình, cho các bạn trong lớp.

Dấu hiệu, độ nguy hiểm do viêm cơ tim sau tiêm vắc xin Covid-19 ở trẻ em

Dấu hiệu, độ nguy hiểm do viêm cơ tim sau tiêm vắc xin Covid-19 ở trẻ em

Một số báo cáo ghi nhận trẻ tiêm vắc xin Pfizer phòng Covid-19 có tỷ lệ nhỏ bị viêm cơ tim xuất hiện 1 tuần sau tiêm chủng. 

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đang cập nhật dữ liệu !