Cay đắng vì trồng ớt cho doanh nghiệp

Vụ trồng ớt theo đề án chuyển đổi giống cây trồng tại tỉnh Hà Tĩnh đã thất bại ngay vụ đầu tiên thí điểm tại xã Phương Mỹ. Doanh nghiệp bảo dân thiếu kinh nghiệm, dân cho rằng trồng ớt không khả thi.
Cay đắng vì trồng ớt cho doanh nghiệp - ảnh 1

Hơn 10 ha ớt đã mất mùa ngay vụ đầu tiên (ảnh: TH)

Chuyển đổi cây trồng để phục vụ người nghèo?

Khi đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh về địa phương, người dân đã hồ hởi đón nhận. Thay vì cứ “chung thủy” với giống cây cũ như lạc, đậu, khoai, ngô… lợi ích kinh tế thấp, họ mong chờ một bước đột phá mới, đưa giống cây trồng mới, với hình thức sản xuất tiên tiến, lợi nhuận kinh tế cao phục vụ người dân.

“Rốn lũ” Phương Mỹ được sự ưu ái của tỉnh, huyện khi “chỉ điểm” cho doanh nghiệp đến thăm dò địa bàn, để xây dựng một mô hình nông nghiệp mới với mục đích phục vụ dân nghèo, tái cơ cấu cây trồng, lấy cây ớt làm sản phẩm chủ lực.

Ngay lập tức, chính quyền xã Phương Mỹ “bắt tay” với Công ty Na Phút (thuộc Công ty thực phẩm Nghệ An) thực hiện đề án trồng ớt. Chính quyền, doanh nghiệp cùng người dân họp để đưa ra sự thống nhất: người dân chăm bón; doanh nghiệp bao thầu về giống, phân, thuốc, kỹ thuật và thu mua sản phẩm.

Cay đắng vì trồng ớt cho doanh nghiệp - ảnh 2

Do nhiễm sâu bệnh, ớt ra quả bị rụng xuống đất (ảnh: TH)

Bắt tay vào thực hiện, vấp phải vướng mắc, nhiều hộ dân không đồng thuận với dự án và cho rằng khí hậu tại đây khắc nghiệt, cây ớt khó sống, không năng suất. Bộ phận dân cư này tiếp tục trồng lạc, ngô.

Tuy nhiên số diện tích đất được người dân đồng tình trồng ớt cũng lên tới hơn 10ha. Vậy mà trong ba tháng chăm bón vất vả, kỹ thuật khắt khe đến ngày thu hoạch thì “trắng tay”. Dân quay lại “cáo buộc” doanh nghiệp, chính quyền định hướng giống cây trồng sai! Trong khi, những hộ phản đối, chỉ trồng lạc, ngô lại thành công, thu nhập tăng gấp đôi.

Ớt đã mất mùa, còn mất giá?

Nhận được phản ánh từ người dân về việc ớt mất mùa, PV Infonet có mặt tại vùng đất trồng ớt xã Phương Mỹ, thì người dân đã thu hoạch gần hết. Nhiều hộ bắt đầu làm đất để chuẩn bị một vụ trồng đậu mới, nhưng dấu tích mất mùa của ớt vẫn còn lưu lại. 

Trên thửa đất trồng ớt, ớt xanh, đỏ vãi rụng dày dưới gốc. Quả ớt đã chuyển sang thối rữa. Có vẻ người dân đã bỏ mặc, không đi hái hoặc vì một lý do khách quan nào đó.

Cay đắng vì trồng ớt cho doanh nghiệp - ảnh 3

Do giá doanh nghiệp thu mua quá bèo bọt nên người dân không mặn mà thu hoạch ớt và nhổ vứt bỏ lên bờ (ảnh: TH)

Dọc trên bờ ruộng, những gốc cây nhiều quả nằm la liệt khắp nơi. Một cánh đồng ớt thay vì sai trĩu quả, phủ xanh một vùng đất giờ nhìn như một bãi chiến trường, ở đó dân không mặn mà với việc “thu dọn”.

Đi tìm câu trả lời, ông Trần Văn T. (xóm Hạ, xã Phương Mỹ), chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên chúng tôi trồng ớt cho doanh nghiệp, trước đó trồng lạc, ngô, khoai… Bao nhiêu hy vọng nhen nhóm, tưởng có công ty hỗ trợ, thu bao sản phẩm nên dân hứng khởi. Sau 3 tháng trồng, chăm bón ớt vất vả, tốn công sức nhưng kết quả gần như mất trắng. Ớt bị sâu bệnh, rụng dày dưới gốc cây. Quả đậu lại thì bị cong vẹo, quả nhỏ, vỏ không mướt".

“Ớt đã mất mùa, xem như thất thu. Hy vọng giá cả bán ra sẽ cứu vớt. Đằng này, phía công ty Na Phút thu mua quá khắt khe, giá thành bèo bọt. Theo đó, 1 tạ ớt của tôi, chia ra đến 3 loại giá (loại 1: 5.500 đồng/kg, loại 2: 3.500 đồng/kg, loại 3: thỏa thuận 2.000 đồng/kg), số không bán được thì đổ đi. Tính đến thời điểm hiện nay, phía công ty đã trừ đi tiền giống, phân, thuốc trừ sâu bệnh, gia đình tôi chỉ nhận được vỏn vẹn 240.000 đồng. Trong khi, nếu trồng lạc năng suất 1 tạ lạc cũng được 2,2 triệu đồng”- ông T. phân trần.

Do phía Công ty Na Phút bao tiêu sản phẩm quá khắt khe, lựa chọn, giá thành quá thấp nên rất nhiều hộ dân tại đây bức xúc, quyết không thu hoạch ớt ngoài đồng, mà để thế hoặc nhổ về cho trâu, bò ăn. Một số hộ khác, do tiếc đất, tiếc công bỏ ra nên hái quả về rồi ngồi lấy khăn vải lau từng quả ớt, nhặt vứt quả sâu, xấu vứt đi, đem bì ớt đẹp nhất đến nhập cho công ty lấy ít tiền, coi như chút động viên.

Trả lời cho việc trồng ớt thí điểm nhưng mất mùa, ông Nguyễn Hồng Quân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê giải thích, vụ ớt đầu tiên trồng tại địa bàn xã xem như thất bại. Nguyên nhân chính là do nắng nóng kéo dài, có lúc lên đến 420c. Đây là vụ trồng đầu tiên nên dân chưa có kinh nghiệm trong quá trình chăm bón. Đồng thời chưa phối hợp tốt với bộ phận kỹ thuật từ phía Công ty Na Phút dẫn đến ớt bị nhiễm bệnh, mất mùa.

Cay đắng vì trồng ớt cho doanh nghiệp - ảnh 4

Nhiều hộ dân đã nhổ vứt ớt để lấy đất chuẩn bị trồng đậu (ảnh: TH)

Khi hỏi, phải chăng ớt mất mùa là do quá trình tìm, đánh giá năng lực của Công ty Na Phút chưa tốt, thì ông Quân khẳng định: Đây là một doanh nghiệp chúng ta không bàn cãi về chuyên môn của họ nữa, mà phải nói là họ rất tốt về kinh nghiệm cũng như uy tín. Còn phía xã, đã phối hợp với công ty để tập huấn về kỹ thuật trồng cây cho dân tổng cộng 4 lần, dân còn được hỗ trợ tiền xăng xe, ăn, uống, chế độ ưu đãi là rất tốt.

Ông Quân nhấn mạnh: "Theo tôi, việc ớt bị sâu bệnh dẫn đến mất mùa một phần lớn là do dân suy nghĩ, mình đang trồng ớt cho “ai” chứ không phải trồng cho mình, nên dân có thái độ ỷ lại và chăm bón cây không đến nơi, đến chốn.

Còn giá thành ớt thu mua thấp, đó việc áp giá từ phía công ty Na Phút. Giá ớt đưa ra là đã có sự cân đối theo giá thị trường. Ớt chọn lựa khắc khe là vì ớt này sản xuất là để xuất khẩu ra nước ngoài như Đài Loan…".

Sau khi nhận phản ánh từ báo chí, ông Phan Văn Tài, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP) đã cho đoàn lên trực tiếp hiện trường để kiểm tra, tìm nguyên nhân dẫn đến ớt thất thu. 

Ông Tài nói: "Chúng tôi đang nhận báo cáo từ phía Công ty Na Phút, xã Phương Mỹ giải trình rõ nguyên nhân ớt mất mùa, giá ớt thấp. Sau đó sẽ có chính sách hỗ trợ, trong quá trình nâng cao thu nhập cho dân. Đồng thời tham mưu cho chính quyền, công ty rút kinh nghiệm lần sau, để thực hiện tốt hơn việc chuyển đổi giống cây trồng về người dân địa phương, đưa lại kinh tế cao".

Trương Hoa

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.