Cầu Xuân Cẩm nối Hà Nội với tỉnh Bắc Giang hoàn thành từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng do chưa có đường lên xuống bên phía địa phận xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn.
Cây cầu Xuân Cẩm có tổng chiều dài 479,5m, bề rộng mặt cầu 12m, đã được thảm bê tông nhựa, sơn vạch kẻ đường hoàn chỉnh.
Cây cầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bắc Giang làm chủ đầu tư và triển khai từ năm 2017. Dự án có tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, nguồn kinh phí thực hiện dự án từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ và ngân sách tỉnh Bắc Giang.
Cầu Xuân Cẩm bắc qua sông Cầu có tổng mức đầu tư 110 tỉ đồng nối đường vành đai 4 (tỉnh Bắc Giang) với quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên hoàn thành đã 2 năm nhưng thiếu đường dẫn lên xuống.
Bà Nguyễn Thị Hạnh (thôn Cẩm Hà, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn) cho biết: “Khi bắt đầu xây dựng cầu, chúng tôi ai cũng phấn khởi mà mong chờ. Năm 2020 xây xong, chúng tôi thất vọng vì cầu cụt, không có đường dẫn lên. Chúng tôi muốn sang bên kia sông vẫn phải đi đò, trong khi đó nhà nước mất bao nhiêu tiền để làm cho dân cây cầu để không phải đi đò. Mong chính quyền sớm xây lối lên xuống để người dân được đi lại”.
Hệ thống lan can của cây cầu được hoàn thiện.
Hiện nay, để thuận tiện cho người dân đi lại qua sông, bến đò Cẩm Hà cách đó khoảng 400m vẫn đang hoạt động, mỗi ngày đưa hàng trăm người qua lại.
Lái đò tại bến đò Cẩm Hà đã được khoảng 10 năm nay, khi có dự án xây dựng cầu, bà Nguyễn Thị Thúy đã chuẩn bị tâm lý để ''nghỉ hưu'', thế nhưng cầu chưa đi vào khai khái được nên hiện giờ bà vẫn tiếp tục công việc của mình.
“Tôi rất mong cây cầu được hoàn thiện, sớm đi vào hoạt động. Nếu không đi đò sang sông, người dân phải đi lên cầu Vác, xa hơn chừng 8km”, bà Thúy cho hay.
Nằm cách cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú chừng 300m là bến đò Cẩm Hà. Vì cây cầu chưa đi vào hoạt động nên mỗi ngày hàng trăm người vẫn phải đi qua con đò này để qua sông Cầu.
Ông Trịnh Văn Duy, Phó phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn cho biết, đường dẫn chậm triển khai do khi rà soát thì tuyến đường không nằm trong quy hoạch của giao thông Thủ đô. Tới đầu tháng 6/2022, những vướng mắc được tháo gỡ khi dự án đã được phê duyệt.
"Huyện sẽ đầu tư tuyến đường dài khoảng 3km, tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Tiến độ triển khai theo nội dung phê duyệt từ năm 2022 đến trước năm 2025. Hiện nay, các đơn vị chức năng đang tiến hành rà soát, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của dự án lên phần đất ở", ông Duy cho hay.
Cây cầu Xuân Cẩm có tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, nguồn kinh phí thực hiện dự án từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ và ngân sách tỉnh Bắc Giang.
Đầu cầu phía huyện Sóc Sơn chưa có đường dẫn nên cây cầu chưa thể khai thác.
Người dân địa phương đã gọi tên công trình là ''cây cầu cụt''.
Bề rộng cắt ngang của cầu là 12m đã trải nhựa xong và đã được kẻ vạch phân làn.
Lối từ đường vành đai 4 lên cầu phía huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã hoàn tất nhưng được rào chắn bằng tôn, ngăn không để người dân đi lên cầu vì nguy cơ mất an toàn, tai nạn giao thông do không có lối xuống phía bên kia.
Theo thống nhất giữa hai địa phương vào tháng 3/2017, Hà Nội sẽ làm đường kết nối từ cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú đến nút giao Bắc Phú của tuyến quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.
Hiện phần đất được quy hoạch làm đường vẫn là cánh đồng lúa, chưa giải phóng mặt bằng.
Hệ thống thoát nước đã được lắp đặt đầy đủ.
Một số hố ga thoát nước trên mặt cầu để lâu nên cây cỏ mọc um tùm.
Nhiều vũng nước đọng lâu ngày gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống biển và đèn báo giao thông đường thủy đã lắp sẵn nhưng chưa đấu nối với nguồn điện.
Hàng ngày tàu thuyền vẫn qua lại nhộn nhịp phía dưới cây cầu.
Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.
Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.
20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.
“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.
Hoàng hôn buông mở ra những trải nghiệm bất tận cho du khách về đêm. Tổ hợp vui chơi sôi động Da Nang Downtown đến chợ đêm Vui Fest náo nhiệt, các show diễn tại Thị trấn Hoàng Hôn - Phú Quốc… tạo nên một bức tranh du lịch đêm sống động, đầy cảm xúc.
Đến Sun World Ha Long dịp đầu xuân, du khách không chỉ được hưởng chính sách giá vé hấp dẫn mà còn được tận hưởng nhiều trải nghiệm “chill” hết nấc tại khu “3 Đồi” mới.
Múa trống Chhay dăm, nhạc ngũ âm hay ẩm thực chay - đó là các di sản văn hoá mang đặc trưng tại Tây Ninh mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với núi Bà Đen mùa Xuân này.
Được ví như bản giao hưởng của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la, Cát Bà sở hữu 7 hệ sinh thái đa dạng với cảnh quan ngoạn mục, khí hậu trong lành, cùng vô số trải nghiệm hấp dẫn.
Check-in Suối Hoa tại Đồi Bầu trời (Sky Hill), “chill” tại Đồi Mặt trời (Sun Hill) hay chạm đến an nhiên tại Đồi Cửa biển (Ocean Hill) là những trải nghiệm “mới tinh” mà bạn không nên bỏ qua khi khám phá Sun World Ha Long phiên bản 2025.