Câu thành ngữ chẳng liên quan bất ngờ trở thành lời chúc Tết cực kỳ hợp thời đại dịch

Trong hệ thống thành ngữ Trung Quốc, "bách độc bất xâm" là cụm được trích từ thơ của thi nhân Từ Chí Ma, trong câu "Người thấy ta đao thương bất nhập, ta thấy người bách độc bất xâm".

Người Trung Quốc hiểu "bách độc bất xâm" theo 2 lớp nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng. Nó lần lượt là "100 loại độc cũng không thể xâm nhập", và "không gì có thể tác động được".

Soán ngôi "Cung hỉ phát tài"

Nhắc đến Tết Nguyên đán Trung Quốc, chúng ta nhớ ngay câu chúc cửa miệng: Cung chúc tân xuân, cung hỉ phát tài. Nó có nghĩa "Chúc mừng năm mới, vui vẻ thịnh vượng".

Với người Trung Quốc, Tết âm lịch là dịp lễ thường niên trọng đại nhất. Trước đêm Giao thừa, nhà nhà dọn dẹp trong ngoài sạch sẽ, sẵn sàng đón rước thần tài. Họ mở toang tất cả cửa ngõ, triệt để "tống cựu nghênh tân". Suốt hàng ngàn năm, mong ước lớn nhất đầu xuân của người Trung Quốc luôn là sự thịnh vượng. Họ luôn miệng chúc nhau "cung hỷ phát tài", hy vọng năm nay sẽ giàu có hơn năm trước.

Nhưng đến cuối năm 2019 và Tết năm 2020, virus corona đột ngột bùng phát tại Vũ Hán. Mùa xuân âm lịch năm 2020, Trung Quốc buộc phải đón Tết Nguyên đán với… khẩu trang. Mọi người bị hạn chế ra ngoài, tụ tập chơi xuân. "Hãy tạm gác chuyện cầu may trong năm con chuột (Canh Tý 2020)," - một số người đăng đàn kêu gọi. "Và hãy xem an toàn sức khỏe là ưu tiên hàng đầu."

Câu thành ngữ chẳng liên quan bất ngờ trở thành lời chúc Tết cực kỳ hợp thời giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Bách độc bất xâm - câu chúc Tết thời thượng nhất

Thế rồi đột ngột, dân mạng Trung Quốc lan truyền câu chúc tết "thời thượng" nhất: Bách độc bất xâm. Ngay sau khi lời chúc mới toanh này xuất hiện trên Weibo (trang phương tiện truyền thông lớn nhất ở Trung Quốc), nó đã nhận được trên 50 triệu lượt xem và thích.

Văn hóa chúc Tết mới, xuất hiện vì Covid-19

"Bách độc bất xâm" là thành ngữ được trích từ thơ của thi gia Từ Chí Ma (1897 - 1931). Ông là tác giả xuất sắc của Tân Nguyệt Thi Phái (một trường phái thơ mới ở Trung Quốc), nhưng lại được biết đến rộng hơn nhờ có quan hệ họ hàng với tiểu thuyết gia kiếm hiệp "vạn người mê": Kim Dung (1924 - 2018).

Câu thành ngữ chẳng liên quan bất ngờ trở thành lời chúc Tết cực kỳ hợp thời giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Nhà thơ Từ Chí Ma (1897 - 1931)

Trong thế giới văn chương Trung Hoa hiện đại, Từ Chí Ma nổi bật với phong cách phá luật. Ông theo đuổi 3 chủ đề lớn: Tình yêu, cái đẹp và sự tự do, đồng thời đã để lại nhiều tập thi phẩm, ảnh hưởng tư tưởng tới nhiều thi sĩ Trung Quốc.

Cụm từ "bách độc bất xâm" xuất hiện trong bài thơ "Trái tim kẻ cô độc". Nó mổ xẻ tâm tư phức tạp, khó hiểu của con người, cuối cùng kết lại bằng câu "Người thấy ta đao thương bất nhập, ta thấy người bách độc bất xâm."

Suốt nhiều năm, người Trung Quốc dùng cụm từ này như thành ngữ, ám chỉ sự vô hiệu, vô tác dụng. Không ngờ vào mùa xuân Canh Tý, nó đột ngột biến thành câu chúc tết với nghĩa đen trên mặt chữ. Đó là "Chúc bạn miễn nhiễm với cả trăm loại độc", hay "Dù là trăm thứ độc cũng không xâm phạm được vào người".

Câu thành ngữ chẳng liên quan bất ngờ trở thành lời chúc Tết cực kỳ hợp thời giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Sau khi "bách độc bất xâm" lan truyền trên mạng xã hội, các nhân vật nổi tiếng đua nhau vận dụng. Ngôi sao nhạc pop Tiết Chi Khiêm (1983) viết trên Weibo: "Xin các bạn tránh xa văn phòng, đừng ra ngoài trời, đừng phát tán virus, đừng tin lời đồn nhảm. Bách độc bất xâm, hãy giữ vững sự thật và lập trường."

Đến cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ thỉnh thoảng cũng đưa "bách độc bất xâm" vào lời kêu gọi đoàn kết chống dịch bệnh, giữ vững tinh thần. "Bách độc bất xâm" thậm chí "nâng cấp" thành lời tuyên bố đanh thép, thể hiện tinh thần tự chủ và quyết tâm cao độ chống virus corona.

Tết khẩu trang và sum họp trực tuyến

Cũng từ mùa xuân năm 2020, Trung Quốc quyết định... đeo khẩu trang cho các con giáp linh vật của năm. Chú chuột đại diện của năm 2020 xuất hiện với khẩu trang y tế, đưa lời cảnh giác sức khỏe đến mọi nhà.

Con giáp và hồng bao Canh Tý 2020 xuất hiện với khẩu trang y tế

Trên tài khoản Instagram, họa sĩ Bonnie Pang (Hong Kong) phác thảo tranh minh họa hồng bao thời Covid-19. Đó là bao lì xì màu đỏ đút… khẩu trang thay vì tiền mặt. Vào thời điểm tết âm lịch 2020, Trung Quốc đang "cháy" khẩu trang. Trên cả nước, khẩu trang y tế là mặt hàng khan hiếm. "Trong cái Tết này, món quà ý nghĩa hơn cả là khẩu trang," - Pang cho biết. "Tôi chỉ muốn cầu chúc cho mọi người đúng một điều là hãy thật khỏe mạnh."

Mùa xuân năm nay, 2021, Trung Quốc cũng không tránh khỏi phải đón Tết với khẩu trang. Mặc dù đã có vaccine phòng chống Covid-19 và dự án tiêm phòng cho hàng chục triệu người, đất nước này đang quay cuồng vì các ổ dịch tái bùng phát ở một số địa điểm.

Câu thành ngữ chẳng liên quan bất ngờ trở thành lời chúc Tết cực kỳ hợp thời giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Tân Sửu 2021, Trung Quốc đã bình thường với "Tết khẩu trang"

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc ra sức khuyên và nhắc nhở người dân hạn chế "về quê ăn Tết". Giống như 2020, sum họp và chúc Tết qua mạng tiếp tục là trào lưu. Giữa kỷ nguyên cách ly và giãn cách xã hội, người Trung Quốc chỉ còn cách chung vui đón Tết trực tuyến. Và nay, lại một lần nữa, họ kêu gọi và chúc nhau một cái Tết "bách độc bất xâm".

Nguồn: BBC

Lời chúc Tết 2021 hay nhất, chúc mừng năm mới Tân Sửu bằng thơ, câu đối

Lời chúc Tết 2021 hay nhất, chúc mừng năm mới Tân Sửu bằng thơ, câu đối

Chỉ còn ít tiếng nữa là tới giao thừa, đón chào năm mới Tân Sửu, mời các bạn tham khảo những lời chúc Tết 2021 hay nhất, những lời chúc mừng năm mới bằng thơ, câu đối gửi tặng người thân, bạn bè.

Theo ttvn.toquoc.vn

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Ngọc Trinh khoe vẻ sexy, Quốc Trường than là ông chủ vẫn tự tay sửa điện

Ngọc Trinh lấy lại phong độ, khoe vẻ sexy sau thời gian tập luyện chăm chỉ. Diễn viên Quốc Trường than là ông chủ vẫn phải sửa điện.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !