Cấp cứu ngoại viện là kỹ năng của cộng đồng

Các bác sĩ cho rằng cấp cứu trong bệnh viện là việc của nhân viên y tế. Nhưng, cấp cứu ngoại viện là kỹ năng của cộng đồng, của người dân.

Theo dữ liệu từ thống kê y tế Việt Nam giai đoạn 2019-2020, mỗi năm có khoảng 33.000 người chết do tai nạn. Mỗi ngày có 3.600 trường hợp bị thương tích (trong đó có khoảng 40 người là tai nạn giao thông).

Tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích ở Việt Nam hiện nay lên đến 11%, chỉ sau các bệnh tim mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%). Tuy nhiên, công tác phòng ngừa tai nạn và sơ cấp cứu chưa được chú trọng. 

Song thực tế hiện nay, phần lớn người dân không được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu thuần thục, đúng cách trong những trường hợp có tai nạn khẩn cấp. Lỗ hổng này đã và đang khiến việc cấp cứu ngoại viện trở nên kém an toàn, tính mạng của nạn nhân bị đe dọa. 

Thực tế hiện nay là sơ cấp cứu ban đầu chưa có trong Luật khám chữa bệnh nên nhiều người không phải bác sĩ, nhân viên y tế, họ biết sơ cứu cũng không dám cứu nạn nhân đôi khi vì sợ trách nhiệm. Có trường hợp ngược lại “nhiệt tình quá” nhưng không có kỹ năng khiến nạn nhân có thể tử vong.

Theo GS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội hồi sức Cấp cứu – Chống độc Việt Nam cấp cứu ngoại viện vô cùng quan trọng. Trong cuộc sống hàng ngày các tai nạn ngoài ý muốn từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, lũ lụt, lở đất… ngay kể cả trong gia đình dù bạn có cẩn thận chuẩn bị đến đâu thì vẫn có thể xảy ra các tai nạn như trẻ em sặc bột, ngã, bỏng nước sôi đều cần đến sơ cấp cứu ban đầu.

Ảnh minh hoạ. 

Các tai nạn ở xã hội hiện đại càng xảy ra nhiều hơn, hậu quả sẽ thảm khốc hơn trước. Ví dụ các trường hợp đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai nạn chảy máu… khi đó người ở bên cạnh là người sẽ cứu bạn. Vì vậy, GS Bình cho rằng cấp cứu ngoại viện rất cần. Ở nước ngoài, người ta coi kỹ năng cấp cứu ban đầu là kỹ năng xã hội. Ngay tại Thái Lan người ta cũng đưa kỹ năng cấp cứu ban đầu vào giáo dục cho học sinh từ trung học phổ thông.

Nếu có kỹ năng cấp cứu cơ bản thì sẽ có rất nhiều người được cứu sống. GS Bình cho rằng: “chúng ta không cần đòi hỏi phải nhân viên y tế mới biết các kỹ năng này mà bất cứ ai cũng cần biết. Ví dụ, bạn biết kỹ năng sơ cứu hóc dị vật, con bạn bị hóc bạn sẽ là người đầu tiên cứu con mình, nếu chờ cấp cứu 115 thì nạn nhân có thể không cứu được nữa”.

GS Bình cho rằng hiện đầu tư cho y tế chưa tương xứng với tỷ lệ dân số cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Hiện nay, cơ chế tài chính của các bệnh viện rất khó khăn nên hệ thống cấp cứu trước viện 115 càng hạn chế hơn thì cấp cứu ngoại viện cần phải phát triển hơn nữa.

Khi Luật khám chữa bệnh cho phép cấp cứu ngoại viện vào bệnh viện thì nhiều người sẽ được cấp cứu. Những người biết sơ cứu họ sẽ không ngần ngại tham gia sơ cứu nạn nhân vì luật cho phép họ làm điều đó. Người sơ cứu không cần phải là nhân viên y tế mà có thể là lái xe, là các tình nguyện viên của hội chữ thập đỏ…

Tai nạn xảy ra, nếu nạn nhân bị chảy máu bạn chỉ cần lấy dây chun, garo cầm máu sẽ đỡ được tử vong cho nạn nhân. Nếu gãy xương thì đặt nẹp để cố định xương lại vì đầu xương di chuyển sẽ cắt đứt mạch máu thần kinh vô cùng nguy hiểm cho nạn nhân. 

Đặc biệt là các chấn thương cột sống cổ, nếu bạn không biết sơ cứu mà vội đưa nạn nhân lên xe, di chuyển nạn nhân nếu gãy đốt sống cổ thì xương có thể cứa vào tuỷ sống, nạn nhân có thể dẫn đến ngừng thở. Nếu có người bị nạn, người biết sơ cứu sẽ đặt nẹp cổ cố định lại thì sẽ cứu được nạn nhân.

GS Bình cho rằng cấp cứu ngoại viện các kỹ năng này đều cần học, hướng dẫn cụ thể thành một kỹ năng sống của mỗi người.

K.Chi  

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !