Cần tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược phát triển

Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là một phương pháp tiếp cận khôn ngoan nhằm đạt được các biện pháp ứng phó hiệu quả.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công việc tích hợp, cần một quyết tâm chính trị lớn cũng như cần nâng cao nhận thức và dám loại bỏ những lợi ích trước mắt vì mục tiêu chống BĐKH lâu dài. PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết:

Tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển có những lợi ích rõ ràng về lâu dài. Đó là gắn kết được các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phát huy hiệu quả cao nhất việc sử dụng các nguồn lực xã hội và tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Khi đã tính đến những rủi ro do BĐKH, sẽ hạn chế rủi ro cho các công trình. Do đã có thông tin về các tác động tiềm tàng của BĐKH, ta dự tính các giải pháp nhằm né tránh được rủi ro thiên tai và hạn chế được hậu quả của thiên tai…. Nếu đầu tư đã tính đến yếu tố BĐKH thì sự đầu tư đó là chủ động, tránh chồng chéo, lãng phí, hay nói cánh khác là "đầu tư không hối tiếc". Đối với các địa phương, họ sẽ chủ động hơn, có trách nhiệm hơn trong xây dựng các chính sách, thể chế cũng như thực hiện các kế hoạch phát triển…

Tuy nhiên, rào cản không phải nhỏ. Cần quyết tâm chính trị rất cao mới vượt qua được để thực hiện thành công việc tích hợp này.

 Đó là những rào cản gì, thưa PGS ?  

- Trước tiên là hành lang pháp lý hiện rất thiếu. Không có quy định nào bắt buộc tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển của quốc gia, của ngành, của địa phương. Trong khi đó, các nhà quản lý ngành đã "quá tải trong công tác tích hợp" với đủ loại như tích hợp vấn đề xóa đói giảm nghèo, vấn đề HIV/AIDS, bình đẳng giới… Thêm nữa năng lực tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch còn hạn chế bởi thiếu chuyên gia, thiếu nguồn lực, thiếu dữ liệu… Một rào cản nữa là sự đánh đổi giữa phát triển và BĐKH. Bởi nguồn vốn thì hạn chế mà có rất nhiều vấn đề cấp bách cần đầu tư, trong khi BĐKH còn ẩn chứa nhiều điều chưa chắc chắn, không chỉ rõ ra được một cách rõ ràng, cụ thể, nên khó khẳng định ngay được một cách chắc chắn lợi ích của việc tích hợp. Trong một số trường hợp, nếu tích hợp vấn đề BĐKH nghĩa là thêm các thủ tục rườm rà…

Cần tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược phát triển - ảnh 1
Do sự thay đổi bất thường của thời tiết đã khiến nhiều công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu luôn trong tình trạng cạn nước trong mùa khô.  
 Theo ông, trong 5 bước tích hợp, bước nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?  

- Quy trình tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển gồm 5 bước: Sàng lọc, đánh giá mối quan hệ giữa các chiến lược, kế hoạch với vấn đề BĐKH; Lựa chọn các biện pháp ứng phó để lồng ghép; Tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển; Thực hiện các chiến lược, kế hoạch đã tích hợp; Giám sát và đánh giá thực hiện. Tất cả các bước đều quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau, thiếu bước này sẽ không triển khai được các bước sau. Tuy nhiên, khi xác định được vấn đề cần tích hợp thì bước "Tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển" là khó và quan trọng nhất, bởi từ đây, các chính sách ra đời, quyết định đến sự phát triển của địa phương, các ngành có liên quan.

 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường là đơn vị xây dựng các tài liệu hướng dẫn cũng như tổ chức các Hội thảo tập huấn để đưa phương pháp tích hợp này vào thực tế. Theo ghi nhận của Viện, các địa phương gặp khó khăn gì trong việc thực hiện tích hợp ?

- Các địa phương gặp khó khăn cả trong nhận thức, nguồn nhân lực và kỹ thuật lồng ghép. Ngoài những rào cản chung như trên, các chuyên gia về BĐKH ở địa phương rất ít, chưa thể tự mình triển khai việc tích hợp, nếu không có sự giúp đỡ cụ thể, có hiệu quả của Trung ương. Vấn đề tích hợp ở Trung ương đã khó thì ở địa phương còn khó gấp nhiều lần. Hơn nữa sự quan tâm của lãnh đạo ở địa phương còn chưa cao, chỉ nói riêng việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các địa phương (theo Quyết định 158), sau gần 4 năm thực hiện cũng mới chỉ có gần 40 trong số 63 tỉnh, thành phố được phê duyệt.

n Hiện đã có Bộ, ngành hay tỉnh nào thực hiện tích hợp vấn đề BĐKH vào các kế hoạch phát triển chưa, thưa PGS? Ông đánh giá thế nào về chất lượng của các kế hoạch có tích hợp vấn đề BĐKH của họ?

- Chủ trương, quan điểm về tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển đã thể hiện rõ ràng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH năm 2008, trong đó nhấn mạnh, các chính sách, chiến lược mới đều cần tích hợp vấn đề BĐKH. Tuy nhiên đến nay, chưa có chính sách nào của Việt Nam hoàn thiện việc tích hợp này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Khung chính sách cho việc tích hợp vấn đề BĐKH. Chiến lược và kế hoạch quốc gia lần hai về giảm nhẹ và quản lý thiên tai 2001-2010 có thể coi là chính sách được tích hợp vấn đề BĐKH sớm nhất song chưa toàn diện.

Hiện mới có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Chỉ thị về việc tích hợp BĐKH vào xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án giai đoạn 2011-2015. Trong lĩnh vực năng lượng, dù chưa có chính sách nào được tích hợp song đã có một số chiến lược, kế hoạch với mục tiêu giảm phát thải.

Hiện một số yếu tố khí tượng, khí hậu đã được cân nhắc trong quá trình chọn lựa giống cây trồng, thiết kế đường giao thông, các công trình năng lượng song không phải tất cả các rủi ro khí hậu đều được cân nhắc trong các quyết định. Nhiều kế hoạch chỉ chú trọng đến thích ứng với dao động khí hậu ngắn hạn, rủi ro khí hậu hiện tại, mà không xét đến vấn đề BĐKH lâu dài.

 Là một Viện nghiên cứu đầu ngành về BĐKH, Viện có những hỗ trợ gì đối với các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện hiệu quả việc tích hợp vấn đề BĐKH vào phát triển kinh tế xã hội nói riêng, thưa ông ?

- Là một Viện nghiên cứu cơ bản thuộc Bộ TN&MT, Viện đã sớm nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về bản chất của BĐKH, dao động và xu thế BĐKH trên thế giới và cụ thể ở Việt Nam, đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực cụ thể, đề xuất các giải pháp ứng phó hợp lý và phù hợp; xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất các giải pháp thích ứng, Hướng dẫn lồng ghép vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển.  

Ngoài ra, Viện đang được Bộ TN&MT giao thực hiện dự án "Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH". Trong khuôn khổ của Dự án, Viện đã hỗ trợ các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, thành phố Cần Thơ và các huyện Tây Sơn (Bình Định), Đảo Phú Quý (Bình Thuận) đánh giá tác động của biến đổi đến các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH trong tương lai. Trong 3 năm qua, hàng chục lớp tập huấn, đào tạo tăng cường năng lực và nhận thức về BĐKH đã được tổ chức cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước cũng là một cố gắng của Viện giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia của một số cơ quan Trung ương, các Sở, ban, ngành ở các địa phương nhằm nâng cao nhận thức và khẳng định sự cần thiết triển khai tích hợp vấn đề BĐKH trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,...

 Xin cảm ơn PGS!

Nhật Tân

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !