Cần sớm có điện cạnh tranh

Tại buổi thảo luận tổ sáng 6/6, nhiều ý kiến của các ĐBQH đã phản ánh tình trạng độc quyền của ngành điện, đồng thời kiến nghị sớm có giá điện cạnh tranh để người dân hưởng lợi.

Cần sớm có điện cạnh tranh

Đề cập đến vấn đề quy hoạch, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội) cho biết, quy hoạch điện mất tương đối nhiều thời gian và tốn kém. Nếu quy hoạch chỉ làm trong 5 năm thì sẽ rất ít, vì thế nên theo phương án 10 năm.

Theo kế hoạch, năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, nếu quy hoạch không đi trước một bước thì sẽ không phát triển được. Vì thế chúng ta phải nghiên cứu đến nguồn phát điện mới. Nhiệt điện phụ thuộc vào than, mà tài nguyên này đang phải nhập khẩu.

Dự thảo Luật Điện lực nêu rõ: giá điện sẽ thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. ĐB Hường nêu vấn đề, thế nào là giá thị trường, thế nào là điều tiết nhà nước?

“Chỉ khi nào có sự cạnh tranh bình đẳng, đồng cấp mới thực sự có giá thị trường. EVN vẫn độc quyền, làm chủ truyền dẫn. Khi chưa xây dựng được đối tác cạnh tranh thì làm sao thực hiện được theo giá thị trường?” – ĐB Hường băn khoăn.

Cần sớm có điện cạnh tranh

Cần sớm có thị trường giá điện cạnh tranh

Theo ĐB Hường, giá điện ảnh hưởng nhiều tới lạm phát. Doanh nghiệp luôn sống trong tình trạng lo lắng vì giá điện tăng và không bao giờ giảm. Ngành điện phải xét đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp và sức chịu đựng của người dân. Vì thế quy định tối thiểu sau ba tháng được điều chỉnh giá điện là khoảng thời gian quá ngắn.

“EVN được phép điều chỉnh tăng 5% không chỉ dựa vào báo cáo tài chính. Cái doanh nghiệp và người dân quan tâm là tính hợp lý trong đầu tư của EVN như thế nào? Giá điện được cấu thành ở nhiều phần, trong đó đầu tiên phải kể đến khâu đầu tư. EVN có chứng minh được việc đầu tư của mình hợp lý? Chỉ một chút tính toán sai lầm, tổn thất điện năng sẽ rất lớn” – ĐB Hường nhấn mạnh.

Đồng tình với những quan điểm trên, ĐB Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) phản ánh, ngành điện đang làm dân bức xúc quá nhiều. “Ông” điện muốn cắt lúc nào thì cắt, cho lúc nào thì cho. Phải sớm có Luật Điện lực, không để lâu được nữa.

ĐB này phân tích, hai chữ “độc quyền” chính là cái gốc phát sinh của mọi vấn đề. Độc quyền khiến giá điện mỗi ngày một leo thang, độc quyền mới gây ra nhiều sự cố làm ăn thua lỗ, đầu tư ngoài ngành…

"Đề nghị ngành điện phải công khai minh bạch về giá. Giá bán lẻ điện cạnh tranh phải đến năm 2022 mới có là quá muộn. Tôi nghĩ rằng càng cho cạnh tranh sớm bao nhiêu, dân hưởng lợi bấy nhiêu. Chính phủ phải xóa độc quyền. Nếu cứ để tình trạng này thì sản xuất đình trệ” – ĐB An quả quyết.

Băn khoăn về thị trường điện hiện nay, ĐB Hoàng Thị Tố Nga (đoàn Nam Định) cho rằng, thị trường điện chưa hoàn hảo như hiện nay thì nhà nước vẫn phải điều tiết giá điện. Tuy nhiên, người dân vẫn chỉ mua điện của một người bán duy nhất thì làm gì có sự lựa chọn nào khác để cạnh tranh. EVN cứ “kêu” bị lỗ thì lỗ do đâu, do giá thấp hay lỗ do EVN chi phí khác.

ĐB Nga cũng đề nghị cần bổ sung trong dự án luật về vấn đề an ninh, an toàn và môi trường để “gò” các nhà máy điện và giảm sự tác động không tốt đến người dân.Trong dự thảo vẫn chưa có quy định xử lý vi phạm của người bán và người mua sẽ khắc phục được tình trạng ngành điện muốn cắt điện lúc nào thì cắt và không bồi thường do mất điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của người tiêu dùng.

Cho ý kiến về sự độc quyền của ngành điện hiện nay, ĐB Trần Quang Chiểu (đoàn Nam Định) đề nghị điện phải do nhà nước định giá, bởi độc quyền sẽ sinh ra cửa quyền. Trong luật cần phải có lộ trình để thị trường hóa về ngành điện, nhằm xóa bỏ thế độc quyền của ngành điện hiện nay.

Cùng quan điểm trên, ĐB Võ Kim Cự (đoàn Hà Tĩnh) cho rằng, cần phá bỏ thế độc quyền của ngành điện. Việc thất thoát điện từ 18 – 20% là quá kinh khủng do quản lý kém, chất lượng điện thì thấp trong khi giá lại cao nhưng ngành điện vẫn kêu “lỗ”. Cần khuyến khích tất cả các thành phần tham gia đầu tư ngành điện, chứ nếu cứ như thế này thì dân còn khổ mãi.

Khẳng định điện có vai trò quan trọng với sự phát triển đất nước, ĐB Trịnh Thế Khiết (đoàn Hà Nội) cho rằng khi trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 mà nguồn điện giờ cao điểm phải mua của Trung Quốc thì sẽ không đảm bảo.

Theo ĐB Khiết, trong quy hoạch điện năng phải kết hợp hài hòa, có điện nhưng dân ở đó không gặp khó khăn. Vì thế cần hạn chế xả nước cuối nguồn, khi dân cần lại không có. Nguồn nước là tài nguyên quốc gia nhưng lợi ích lại phục vụ một số nhóm người.

Vị ĐB này cũng cho rằng, phải có giá điện cạnh tranh dân mới được hưởng lợi nhiều. Ví dụ trước đây khi chỉ có một hai mạng điện thoại giá cước rất cao, nhưng khi có nhiều mạng giá lại rất rẻ, người tiêu dùng tha hồ lựa chọn và được hưởng lợi rất nhiều. EVN thông báo nỗ hàng chục nghìn tỷ, nhưng lại đầu tư vào lĩnh vực khác, lương cán bộ thì rất cao… đó là cung cách độc quyền.

Chia sẻ về vấn đề quy hoạch, ĐB Nguyễn Minh Quang (đoàn Hà Nội) thống nhất bỏ quy hoạch điện cấp huyện, chỉ nên để theo quy hoạch cấp tỉnh. Chúng ta đang phải trả giá rất đắt từ việc quy hoạch điện. Đã có thời nhà nhà làm xi măng, rồi lại nhà nhà làm thủy điện. Ở phía bắc huyện nào cũng có thủy điện, để rồi hậu quả mang lại là lũ lụt, hạn hán.

Chúng ta còn phải trả giá 5 – 10 năm nữa cho quy hoạch thủy điện. Nhiệt điện sẽ phải trả giá ngay trong những năm tới đây. Lúc đó các nhà cung cấp than sẽ ép ta về giá khiến giá thành của điện sẽ rất cao. Để tháo gỡ thế bế tắc này, ĐB Quang kiến nghị cần nghiên cứu và phát triển điện gió trong quy hoạch sắp tới, vừa đảm bảo điện năng, vừa đảm bảo môi trường, nông nghiệp, đời sống dân sinh… Trước mắt một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo cần được hỗ trợ về giá điện.

Buổi thảo luận sáng nay, nhiều ý kiến cũng đồng tình trong việc bỏ quy hoạch điện cấp huyện. Đồng thời muốn có được giá điện tốt thì việc cần làm trước tiên là phải phá bỏ thế độc quyền trong ngành điện.

Nguyễn Dũng - Xuân Hải

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.