Cần hỗ trợ pháp lý cho những phụ nữ lao động tình dục
Ảnh minh họa. |
Bơ vơ giữa cuộc sống
Qua người quen giới thiệu, chị tìm đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước. Ở đây chị được các trợ giúp viên tư vấn, được bảo vệ trước tòa nên giành được quyền lợi theo pháp luật quy định. Vì chị cảm thấy mình là người yếu thế nên khi biết có các tổ chức hỗ trợ cho những người như chị nên chị H. rất vui.
Mở rộng mô hình tư vấn miễn phí
Theo bà Trâm, số lượng khách hàng gọi điện đến đường dây nóng 18001521 yêu cầu tư vấn về HIV/AIDS và pháp luật liên quan liên tục tăng qua các năm. Nếu như năm 2009 chỉ có hơn 1.900 cuộc gọi thì vào năm 2014, con số này đã tăng lên là hơn 3.000 cuộc. Tuy nhiên, những con số đó vẫn rất nhỏ so với tổng số hơn 200.000 người có HIV trên toàn quốc hiện nay.
Trong đó, nhu cầu tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trong rất nhiều lĩnh vưc như: lao động việc làm, hôn nhân gia đình, hình sự, dân sự…
Bà Trâm phân tích, có một thực tế hiện nay là hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV tại các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước còn nhiều khó khăn, bất cập như: vấn đề thủ tục, vấn đề công khai danh tính, địa điểm thường nằm trong khuôn viên cơ quan nhà nước, không có phòng tiếp khách riêng…
Không chỉ đối với người nhiễm HIV/AIDS mà còn những người nghiện chích ma túy, người lao động tình dục và người có quan hệ tình dục đồng giới không phải là đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước. Chưa kể đến, các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cũng như các trợ giúp viên pháp lý còn thiếu kỹ năng làm việc với nhóm dễ bị tổn thương. Do các nhóm đối tượng này còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử khá nặng nề trong xã hội nên một số các bộ phận còn ngại tiếp xúc với các nhóm đối tượng này. Mặt khác, nhận thức về pháp luật của các nhóm đối tượng này còn hạn chế nên họ dễ bị xâm phạm về quyền mà không biết hoặc không biết tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu.