Căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ, có những dấu hiệu sau bạn không được bỏ qua

Ung thư vú - căn bệnh chiếm 25.8% tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới, đáng ngại người mắc ung thư vú đang trẻ hoá ở nước ta.

Trẻ hoá người mắc ung thư vú

Thống kê của “Ghi nhận ung thư năm 2020”, mỗi năm cả nước có 21.555 ca mắc mới ung thư vú chiếm 25.8 % tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới. Chia sẻ tại một sự kiện ngày 18/10, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Đáng lo ngại, tại Việt Nam hiện nay, ung thư vú đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại nên rất nhiều chị em tới bệnh viện thăm khám đều ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém. Vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K 

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng nếu được phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú có thể lên đến 90%, cùng với đó chi phí và hiệu quả điều trị cũng thuận lợi hơn rất nhiều. 

Điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn về phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích), liệu pháp miễn dịch và thực tế đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị ung thư vú.

Trao đổi thêm với phóng viên, TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K khẳng định, ung thư nếu được phát hiện sớm thì chi phí điều trị giảm đi rất nhiều, cơ hội sống cao, điều này đặc biết đối với ung thư vú. 

Do đó, phụ nữ bước sang tuổi 40 nên được tầm soát vú định kỳ. Ngoài ra, chị em cũng có thể tự khám vú của mình khi đứng trước gương hoặc ở tư thế nằm. Với phụ nữ còn kinh nguyệt nên khám vú vào ngày thứ 7 sau chu kỳ kinh (lúc này tuyến vú mềm nhất). 

Đầu tiên là đứng trước gương quan sát 2 bên tuyến vú xem có đều nhau không, màu sắc da tuyến vú có chỗ nào bất thường hay không, kiểm tra các dấu hiệu bất thường như co kéo da vú, núm vú. Tiếp đó, dùng tay phải kiểm tra vú trái và ngược lại.

Dùng 4 ngón tay xoa đều xung quanh ngực xem có khối u cục nào ở tuyến vú hay không, nặn núm vú phát hiện dịch tiết núm vú bất thường, sờ các hạch quanh nách, hạch thượng đòn, hạch cổ.

Tiếp thêm năng lượng chiến đấu với bệnh tật 

Một điều khiến TS. BS Lê Văn Quảng băn khoăn đó là hiện nay người bệnh khi đón nhận tin mắc bệnh ung thư tâm lý thường rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Họ vẫn nghĩ “thần chết gõ cửa” với biết bao những băn khoăn: con mình ai nuôi, tiền đâu để chữa bệnh… thậm chí là cả những suy nghĩ sau khi khỏi xã hội có chấp nhận không?

Nắm được những khó khăn mà người bệnh trải qua, trong nhiều năm qua, BV K đã tổ chức rất nhiều chương trình đồng hành cùng người bệnh. Đó có thể là những CLB bệnh nhân ung thư vú, CLB phụ nữ kiên cường.

Đặc biệt rụng tóc, nỗi ám ảnh của những bệnh nhân ung thư phải hoá xạ trị. Điều này còn khiến những bệnh nhân nữ mặc cảm, tự ti khi mái tóc duyên dáng thưa rụng dần sau mỗi đợt điều trị.

Bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại BV K ngoài được tặng tóc còn được tặng quà nhằm giúp họ lạc quan hơn chiến đấu với bệnh tật 

Thấu hiểu tâm tư đó, Bệnh viện K, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp triển khai Chương trình “Tóc cho người bệnh ung thư” nhằm kêu gọi chị em phụ nữ chia sẻ mái tóc của mình để thiết kế thành những bộ tóc thật đẹp dành tặng chị em đang điều trị ung thư.

Trong ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, 75 bệnh nhân ung thư vú đang được điều trị tại BV K, cơ sở Tân Triều đã được bệnh viện dành tặng họ những bộ tóc giả, làm vơi đi phần nào sự tự ti của những bệnh nhân.

Không chỉ là những phần quà, đó còn là sự động viên, sẻ chia và đồng cảm của những người phụ nữ dành cho nhau, mang tới cho những nữ bệnh nhân niềm vui và sự lạc quan, để họ cảm thấy được trân trọng và yêu thương, từ đó có thêm động lực chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo.

​Được biết, sau khi phát động chương trình vào tháng 9/2022, rất nhiều nhà hảo tâm, đơn vị tài trợ, các salon tóc và đặc biệt là các bà/bác/cô/chị/em và nhiều bạn nhỏ độ tuổi 5-6 tuổi đã cùng đồng hành, ủng hộ lan tỏa thông điệp ý nghĩa của chương trình. 

Đến nay chuỗi các salon tóc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, ... các tỉnh thành khác đã thực hiện cắt tóc tạo kiểu miễn phí cho những chị em cắt tóc tặng bệnh nhân ung thư. Cùng với đó họ cũng tham gia cắt tóc miễn phí cho người bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K.

​N. Huyền 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !